Khi nhắc tới các biện pháp tránh thai được các chị em phụ nữ tin tưởng sử dụng thì ta không thể không nhắc đến đặt vòng tránh thai – phương pháp an toàn, chi phí hợp lí và có hiệu quả cao.
Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là một dụng cụ y tế nhỏ được đặt vào trong lòng tử cung của nữ giới để ngăn ngừa tình trạng có thai ngoài ý muốn mà không làm giảm ham muốn tình dục của người sử dụng nhờ vào việc ngăn chặn trứng không gặp được tinh trùng và thụ tinh.
Hiện nay, vòng tránh thai được đặt phổ biến là vòng tránh thai có phủ đồng (như vòng tránh thai chữ Y, vòng tránh thai chữ V, vòng tránh thai hoạt tính…), bên cạnh đó còn có vòng tránh thai nội tiết đang được sử dụng trong vài năm gần đây.
Xem thêm: Thuốc tránh thai là gì? Sử dụng thuốc tránh thai có an toàn không?
Cách đặt vòng tránh thai
Các bước tiến hành
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tư vấn nhằm giúp bạn tìm được loại vòng tránh thai phù hợp với bản thân nhất cũng như biết được những ưu, nhược điểm và các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi đặt vòng tránh thai. Sau đó sẽ thăm khám và xác định vị trí đặt vòng tránh thai.
- Bước 2: Dùng các dụng cụ y tế chuyên biệt để mở âm đạo và đặt vòng ngừa thai vào trong lòng tử cung.
- Bước 3: Vệ sinh lại vùng vừa can thiệp thủ thuật và kiểm tra lần nữa để xem vùng đã đặt đúng vị trí hay chưa. Sau đó, bạn nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ từ 1 – 2 giờ đồng hồ.
Lưu ý khi đặt vòng tránh thai
- Sau khi đặt xong bạn có thể cảm thấy khó chịu, đau bụng dưới hay ra máu âm đạo, tuy nhiên các biểu hiện này sẽ nhanh mất đi nên bạn hãy chịu khó nhé! mọi thứ cần có sự thích nghi dần phải không nào.
- Hạn chế đi lại, vận động nhiều hoặc quan hệ tình dục ngay sau khi đặt xong vòng tránh thai.
- Không nên thụt rửa nhiều và quá sâu vào bên trong âm đạo để tránh viêm nhiễm xảy ra và làm lệch vòng tránh thai.
- Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kèm theo và nên đi kiểm tra lại sau đặt vòng 01 tháng.
Thời điểm tốt đặt lại vòng tránh thai
- Ta có thể đặt lại ngay vòng tránh thai khi bạn vẫn tiếp tục có mong muốn tránh thai mà trước đó đã từng sử dụng đặt vòng tránh thai hoặc không có thời gian chuyển tiếp sang sử dụng phương pháp tránh thai khác.
- Đối với phụ nữ khỏe mạnh bình thường thì sẽ đặt ngay sau khi sạch kinh và nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này, đặc biệt là sau đặt từ 7 – 10 ngày.
- Đối với phụ nữ sau sinh thường có con trên 06 tuần tuổi hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên tính từ sau sinh con mà chưa có quan hệ trở lại thì có thể tiếp tục đặt vòng tránh thai.
- Đối với phụ nữ sau sinh mổ thì có thể đặt lại vòng tránh thai khi thể lực hồi phục lại và có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai từ 3 tháng trở lên.
- Đối với trường hợp sẩy thai hoặc bỏ thai thì ta cần đợi chu kỳ kinh mới xuất hiện và ngưng ra máu âm đạo (sạch kinh) thì ta mới có thể đặt vòng tránh thai được.
- Sau khi điều trị xong các bệnh viêm nhiễm các bệnh liên quan tới hệ tiết niệu – sinh dục và vùng chậu.
Đặt vòng tránh thai là một thủ thuật tiến hành nhanh chóng, đơn giản và cho hiệu quả cao, kéo dài từ 3 – 5 năm tùy vào dạng vòng để bạn lựa chọn. Việc đặt lại vòng tránh thai đôi khi sẽ làm ta không chú ý tới các biểu hiện khác của cơ thể, nhất là tại cô bé. Vì vậy, dù mới đặt hay tiếp tục đặt vòng tránh thai thứ 2 hay thứ 3… thì bạn cũng cần chú ý các dấu hiệu không mong muốn khi đặt vòng tránh thai và các trường hợp không đặt lại vòng hay cần tháo vòng tránh thai.
Tác dụng không mong muốn sau khi đặt vòng
Ta cần đến cơ sở chuyên khoa để gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám, điều trị ngay khi:
- Đau bụng dưới nhiều ngày sau đặt vòng
- Có biểu hiện của viêm nhiễm như đau rát khi quan hệ tình dục, khí hư ra nhiều, có mùi khó chịu, sốt vừa – cao ( > 38.5 oC) …
- Ra máu âm đạo dài ngày không rõ nguyên nhân, bị rong kinh.
- Vòng tránh thai bị lệch, tuột vòng.
- Chậm kinh, nghi ngờ có thai.
Các trường hợp nên tháo vòng tránh thai
Vòng tránh thai được tháo tốt nhất là vào những ngày gần sạch kinh, tức là ngày thứ 4 – 5 đối với một chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng (chu kỳ kinh từ 28 – 30 ngày).
- Vòng tránh thai không có kích thước phù hợp so với lòng tử cung người sử dụng.
- Vòng tránh thai hết hạn sử dụng.
- Vòng tránh thai di lệch khỏi vị trí ban đầu (như tụt thấp hoặc nằm lệch trục so với vị trí ban đầu trong buồng tử cung.).
- Phụ nữ có ý định mang thai trở lại hoặc có thai khi đang trong thời gian đặt vòng tránh thai.
- Bị viêm nhiễm hệ tiết niệu – sinh dục cần điều trị triệt để như viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung…
- Các tình trạng như đau bụng dưới âm ỉ hay thành cơn hoặc ra huyết âm đạo kéo dài hoặc bị dị ứng với chất làm vòng tránh thai hay nội tiết tố sau khi đặt vòng nhiều ngày thì nên ngưng sử dụng và tháo vòng tránh thai.
- Phụ nữ đã mãn kinh từ 06 tháng trở lên.
Những trường hợp không nên đặt lại vòng tránh thai
- Nghi ngờ có thai hoặc đang mang thai.
- Phụ nữ sau sinh dưới 06 tuần.
- Phát hiện mắc các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục (như các bệnh xã hội: lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục…)
- Phát hiện có viêm nhiễm hoặc đang điều trị viêm nhiễm tại vùng kín hay vùng chậu như nhiễm nấm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc bị chấn thương vùng chậu…
- Rối loạn kinh nguyệt, cụ thể là ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân, rong kinh bất thường…
Trên đây là giải đáp cho bạn nên đặt lại vòng tránh thai khi nào và không nên tiến hành khi gặp phải những tình huống ra sao, hi vọng sẽ nhận được phản hồi lại để ta cùng trao đôi kĩ hơn về các phương pháp tránh thai. Chúc các bạn luôn vui vẻ!