Phương pháp dùng màng chắn âm đạo

Hỏi: Màng chắn âm đạo là gì?

Đáp: Màng chắn âm đạo có hình tròn, nông, kích cỡ khoảng bằng lòng bàn tay, có vành dẻo, làm bằng latex để đặt vào âm đạo, trùm lây cổ tử cung. Màng chắn ngừa thai bằng cách ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào tử cung. Màng chắn cũng thường được sử dụng kèm với châ’t diệt tinh trùng để hạn chếtôĩ đa khả năng thụ thai.

Màng chắn âm đạo

Trước khi sử dụng, cẩn bôi một lớp hoạt châ’t diệt tinh trùng lên màng chắn, phòng ngừa khả năng tinh trùng có thể “vượt rào” ở mép màng, sau đó gâ’p màn chắn lại, nhẹ nhàng đưa vào trong âm đạo trước khi giao hợp.

Màng chắn âm đạo là một biện pháp sử dụng rào chắn để ngừa thai hiệu quả, đặc biệt khi kết hợp với chât diệt tinh trùng. Điều đặc biệt quan trọng là cần có bác sĩ phụ khoa hoặc nhân viên y tế hướng dẫn kỹ lưỡng cách sử dụng màng chắn.

Hỏi: Cơ chế hoạt động của màng chắn tránh thai như thê nào?

Đáp: Màng chắn giúp tránh mang thai bằng cách ngăn không cho tinh trùng kết hợp với trứng. Để phát huy hết tác dụng, màng chắn tránh thai nên được sử dụng kết hợp vói chất diệt tinh trùng dạng kem hoặc bọt. Màng chắn hoạt động theo hai cách:

Màng chắn ngăn tinh trùng xâm nhập vào tử cung;

Các châ’t diệt tinh trùng có trong màng chắn ngăn ngừa sự di chuyển của tinh trùng.

Hỏi: Đặc điểm của màng chắn âm đạo là gì?

Đáp: Cũng như giày hay găng tay, mỗi người có một số đo các bộ phận cơ thể khác nhau. Vì vậy, mỗi phụ nữ cần được bác sĩ phụ khoa đo kích cỡ âm đạo để lựa chọn một màng chắn phù hợp với mình, kích cỡ này có thể thay đổi nhiều lần trong cuộc đời, ví dụ như sau khi sinh kích cỡ âm đạo có thay đổi đáng kể.

Một trong những lý do khiến màng chắn âm đạo trước đây được yêu thích là do có thể tái sử dụng nhiều lẩn, là biện pháp rất kinh tế. Sau khi sử dụng cần rửa sạch, để ráo và cất vào hộp đựng. Một màng chắn âm đạo nếu không “gặp sự CỐ” có thể dùng trong nhiều năm. Tất nhiên cần tính kèm giá thành chi phí mua thuốc diệt tinh trùng và gel bôi trơn cho màng chắn.

Hỏi: Ai có thế sử dụng màng chắn âm đạo?

Đáp: Màng chắn âm đạo có thể sử dụng cho hầu hê’t mọi phụ nữ, trừ một số trường hợp sau:

  • Bị dị ứng với latex (nhựa cao su) hoặc thuốc diệt tinh trùng;
  • Hình dạng âm đạo khiến cho màng chắn khó đặt đúng vị trí. Trước đây trường hợp này sẽ được khuyên dùng mũ chụp CỔ tử cung, là một “rào chắn” có kích thước nhỏ hon màng chắn, được đặt chính xác vào cổ tử cung để ngăn tinh trùng xâm nhập. Cách sử dụng mũ chụp và công dụng cũng tương tự màng chắn âm đạo.
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Mới sinh con, phẫu thuật cô tử cung hoặc nạo phá thai.

Hỏi: Hiệu quả sử dụng màng chắn như thê’nào?

Đáp: Hiệu quả là môi quan tâm hàng đẩu và phổ biến khi lựa chọn cho mình bâ’t cứ phương pháp tránh thai nào. Giông như tất cả các phương pháp tránh thai khác, màng chắn tránh thai có hiệu quả hơn khi bạn sử dụng nó một cách chính xác.

Mỗi năm, nếu phụ nữ luôn luôn sử dụng màng chắn tránh thai theo đúng hướng dẫn thì có khoảng 6 trong số 100 người sẽ mang thai, ngược lại nêu bạn không sử dụng đúng hướng dẫn sẽ có 16/100 người sẽ mang thai. Phương pháp này sẽ giúp bạn tránh thai có hiệu quả hơn nếu bạn chắc chắn rằng:

Màng chắn đã bao lây cổ tử cung trước khi giao hợp.

Chất diệt tinh trùng đã được sử dụng như hướng dẫn.

Đôì tác của bạn có thể giúp màng chắn phát huy hiệu quả hon bằng cách sử dụng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài. Hãy nhó rằng màng chắn không bảo vệ bạn khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Do đó, nên sử dụng bao cao su khi có quan hệ để giảm nguy cơ mắc các bệnh này.

Hỏi: Màng chắn tránh thai an toàn thê nào?

Đáp: Hầu hết phụ nữ có thể sử dụng màng chắn một cách an toàn. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ gặp phải những khó khăn nhâ’t định khi sử dụng hoặc do cơ thể không thích nghi khi sử dụng chúng. Màng chắn có thể không phù hợp nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau:

Bị dị ứng với latex hoặc châ’t diệt tinh trùng;

Không thoải mái khi chạm vào âm đạo và âm hộ của bạn;

Vừa sinh được 6 tuần;

Có một số vân đề sinh lý với tử cung hoặc âm đạo;

Gặp khó khăn khi đặt màng chắn tránh thai vào;

Thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu;

Có tiền sử về hội chứng sốc độc tố;

Trương lực cơ âm đạo yếu;

Vừa mới phẫu thuật cố tủ’ cung;

Vừa mới phá thai sau ba tháng đầu của thai kỳ;

Hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết màng chắn tránh thai có an toàn cho bạn hay không.

Khi bị chảy máu âm đạo, kế cả trong những ngày hành kinh, bạn không nên sử dụng màng chắn, bởi nó có thể làm tăng nguy co mắc phải hội chứng sốc độc tô’.

Hỏi: Hội chứng sốc độc tô’là gì?

Đáp: Hội chứng sốc độc tố (TSS) rất hiêm gặp nhung thực sự nguy hiếm. Những người phụ nữ sử dụng màng chắn tránh thai có nguy cơ gặp phải TSS. Tuy nhiên nguy cơ này râ’t ít khi xảy ra. Các triệu chứng của TSS bao gổm:

Tiêu chảy

Chóng mặt, mệt, yếu

Đau họng, đau cơ và khớp

Sốt cao đột ngột

Bị phát ban như cháy nắng

Ói mửa

Nếu bạn gặp những triệu chứng này, hãy lấy màng chắn tránh thai ra khỏi âm đạo và gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Cách quan hệ lâu 30 phút