Bồng bột tuổi dậy thì: Nguyên nhân – Biểu hiện

Hầu hết các bậc phu huynh đều cảm thấy rất lo lắng khi con cái bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, cái tuổi mới lớn chưa hiểu sự đời nhưng lại rất thích phiêu lưu, mạo hiểm. Với con thế giới ngoài kia màu nhiệm và rất nhiều điều mới mẻ, con mong muốn rời xa vòng tay bố mẹ thật nhanh để có thể khám phá hết những điều mới lại đó. Nhiều phụ huynh luôn loay hoay tìm cách giải thích cho con hiểu nhưng mọi giải pháp đều gần như vô nghĩa vì con ngày càng xa cách và chẳng còn nghe lời như trước.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự bồng bột của tuổi dậy thì, chúng bắt nguồn từ đâu và thường có những biểu hiện gì? Từ đây bố mẹ sẽ thấu hiểu con hơn và biết thêm những giải pháp hữu hiệu trong việc nuôi dạy con cái.

Biểu hiện bồng bột tuổi dậy thì

Suy nghĩ

Như ở đầu bài chúng tôi đã nói lên đặc điểm trong suy nghĩ của tuổi dậy thì là chúng cảm thấy thế giới ngoài kia rất nhiệm màu, rất đa dạng, rất thú vị. Chúng luôn có ước ao lớn thật nhanh để rời xa vòng tay bố mẹ, tự sống tự kiếm tiền để có thể khám phá hết sự thú vị của cuộc sống bên ngoài ngồi nhà của mình. Từ đây chúng bắt đầu hình thành lối suy nghĩ phải phản kháng lại vòng kiểm soát, quản lý của bố mẹ; chúng ngỗ nghịch hơn, chẳng chịu lắng nghe lời khuyên bảo của bất kỳ ai.

Đến một giai đoạn nào đấy chúng cảm thấy bố mẹ thật phiền, tại sao cứ nhắc đi nhắc lại những điều vô ích đấy rõ ràng chúng đã lớn rồi, đã có thể tự lo lắng cho bản thân vì sao bố mẹ cứ phải quan sát, trông nom chúng mãi. Khi bị kèm cặp quá chặt, trẻ tuổi dậy thì cảm thấy tù túng, bí bách vì sao bạn bè được bố mẹ cho phép tự do còn mình thì không. Chúng dần chán ghét những buổi ăn cơm cùng gia đình vì sợ nghe những lời trách mắng của bố mẹ.

Hơn thế nữa có suy nghĩ rằng sẽ đi khỏi ngôi nhà này vì không muốn tiếp tục ở gần bố mẹ, tiếp tục bị giám sát của người lớn. Khi đến trường vui vì được gặp bạn bè nhưng lại chẳng thể thoải mái vì lại bắt gặp sự quản giáo từ thầy cô, mọi điều chúng làm ở trường đều bị thầy cô chuyển lời với phụ huynh. Mỗi việc làm sai, phạm lỗi bố mẹ biết sẽ bị ăn đòn hoặc la mắng cả ngày lẫn đêm. Đây là những biểu hiện cho thấy trẻ bắt đầy có tính phản kháng trong suy nghĩ, bài xích hết tất cả mọi lời khuyên bảo từ người lớn.

Hành vi

Cái hình vi đầu tiên người lớn có thể thấy được sự bồng bột của con là thường xuyên trốn trong phòng, nhất là những lúc phạm lỗi bị bố mẹ la mắng. Tiếp đến là bỏ nhà ra đi trong âm thầm, im lặng thu dọn hành lý và trốn sang nhà bạn bè hoặc người thân quen, không cho phụ huynh biết. Trong mọi cuộc tranh luận với bố mẹ chúng sẽ luôn dùng câu nói: Bố mẹ lớn tuổi rồi, bố mẹ không hiểu được con đâu, con lớn rồi, con tự có quan điểm riêng của mình.

Tuổi dậy thì ai cũng có những bồng bột khó quên

Tuổi dậy thì ai cũng có những bồng bột khó quên

Những câu nói khẳng định rằng bản thân đã trưởng thành, muốn tự lập và không muốn ba mẹ can thiệp vào cuộc sống của chúng. Một số hành vi khác nhau ăn mặc táo bạo không đúng lứa tuổi, trốn học, lén ba mẹ cặp kè cũng những bạn khác giới, thậm chí là thử ném trái cấm khi chưa đủ tuổi,…Mục đích của những hành vi này là thoả đi mong ước khám phá thế giới, muốn biết tất cả muốn trải nghiệm mọi thứ và đương nhiên cũng muốn chứng minh với người lớn con đã lớn rồi.

Con người chúng ta ở mỗi độ tuổi sẽ có nhiều suy nghĩ khác nhau tuổi dậy thì thì muốn lớn nhanh, muốn kiếm thật nhiều tiền, đi chơi thật nhiều. Nhưng tuổi trưởng thành chỉ muốn nhỏ lại, muốn tiếp tục đi học vì đi làm quá khó khăn, muốn về nhà với bố mẹ nhiều hơn vì ở ngoài mệt mỏi quá. Tuổi trung niên thì chẳng còn mộng kiếm nhiều tiền, chỉ cần đủ sống là được, chẳng muốn đi đâu quá nhiều chỉ cần được bên cạnh gia đình là được.

Nguyên nhân bồng bột tuổi dậy thì

Cách giáo dục của phụ huynh

Một phần lớn dẫn đến trẻ tuổi dậy thì trở nên ngỗ nghịch và khó bảo là do bố mẹ đã giáo dục không đúng cách. Cách giáo dục của phụ huynh sẽ được chia thành hai trường phái lớn:

Phụ huynh phương Đông:

Chăm sóc con cái từ những nhỏ nhặt nhất, luôn theo con trong mọi cột mốc quan trọng trong đời. Tuy yêu thương và hy sinh cho con rất nhiều nhưng chẳng bao giờ nói yêu con mà mọi lời nói đều là la mắng hoặc dùng đòn roi bắt con phải nghe lời. Chỉ cần thấy con chịu chút thiệt dù là lúc nhỏ hay đã lớn đều sẽ dang rộng vòng tay để hỗ trợ và giúp đỡ. Song song đó họ lại rất nghiêm khắc với con cả về tư tưởng lẫn hành động.

Bố mẹ chính là điểm tựa tình thần quan trọng của các con

Bố mẹ chính là điểm tựa tình thần quan trọng của các con

Khi chưa đủ tuổi sẽ không được yêu đương, khi chi lập gia đình thì quan hệ tình dục là điều cấm kỵ. Lúc còn đến trường thì tuyệt đối không được đi chơi khuya hay qua đêm nhà bạn bè, mọi vấn đề liên quan đến con bố mẹ đều phải nắm được hết. Điện thoại, quần áo, sở thích riêng tư của con bố mẹ đều kiểm soát hết, sự khắt khe này chỉ giảm dần khi con cái vào đại học, bắt đầu đi làm.

Phụ huynh phương Tây: 

Về hình thức nuôi dậy ở Tây phương chuộng sự tự nhiên, họ muốn để con tự lập từ nhỏ, sẽ không can thiệp quá nhiều vào sự phát triển của con. Họ sẽ người đồng hành và chỉ đứng từ một góc để nhìn con trưởng thành từng ngày. Ưu điểm lớn nhất của người phương Tây họ sẽ không chọn yêu thương một cách thầm lặng, mà họ thường xuyên có cử chỉ ôm ấp, hôn con và nói rằng Bố mẹ yêu con rất nhiều.

Họ thể hiện tình cảm với con cả về hành động lẫn lời nói, nhưng sẽ không can thiệp quá sâu vào thế giới riêng tư của con cái. Con có thể tự chọn trường, tự chọn bạn bè, tự chọn phong cách ăn mặc lẫn môn học của mình, bố mẹ chỉ lắng nghe và cho lời khuyên. Nhờ vậy mà trẻ em có sự độc lập nhất định sau khi đã trưởng thành và chúng hiểu được bản thân thích gì và phù hợp với điều gì. Tuy nhiên sự nới lỏng trong nuôi dạy khiến trẻ dễ sa ngã và bị cám dỗ bởi những điều tiêu cực mà bố mẹ không hề hay biết.

Dù là ở phương Tây hay phương Đông thì tình yêu của bố mẹ dành cho con đều rất vĩ đại, họ có thể hy sinh tất cả để con cái có được điều tuyệt với nhất. Trên thế giới này chả có công việc nào khó khăn bằng nghề làm cha, làm mẹ, chả có trách nhiệm nào nặng nề bằng việc phải nuôi dạy con cái. Hãy thấu hiểu cho nổi lòng bố mẹ và đừng làm họ phải buồn phải khóc vì chúng ta bạn nhé!

Môi trường sống

Môi trường sống chính là nguyên nhân quan trọng thứ 2 khiến trẻ có những suy nghĩ, hành động bồng bột tuổi dậy thì. Gia đình sống ở một khu phố mà ở đó tất cả mọi đứa trẻ đều phải đến trường, đều phải về nhà lúc 4h và làm bài tập lúc 7h. Con cái bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen chung này, cũng sẽ đi học và tan học lúc 4h và bắt đầu làm bài tập về nhà lúc 7h, sau đó lên giường vào lúc 9h30.

Nhưng nếu con cái chúng ta sống trong một con đường mà ở đó những đứa trẻ khác không được đến trường, có đứa phải bỏ dỡ việc học vì gia đình khó khăn. Chúng phải bươn trải vào đời sớm, không được dạy những lời hay ý đẹp, hằng ngày phải nghe những câu chửi không hay từ những người xung quanh. Chắc hẳn con cái bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, cũng sẽ bắt đầu nói theo những câu từ không hay đó.

Tâm hồn trẻ con rất non nớt giống như một tờ giấy trắng, bạn viết gì lên đó chúng sẽ làm theo, bạn nói gì chúng sẽ nói theo. Nhất là giai đoạn dậy thì, thích tìm tòi mọi thứ chúng dễ dàng học hỏi tính xấu hơn là nuôi dưỡng những tính cách đẹp đẽ. Cái xấu lại dễ du nhập và nhanh chóng trở thành nếp sống của chúng ta, những thói quen tốt, lành mạnh lại rất khó tập tành và mau chóng làm chúng ta nản chí.

Do chính bản thân trẻ tuổi dậy thì

Và một nguyên nhân nữa chúng ta không thể không kể đến chính là tính cách bẩm sinh của con người. Tính cánh này được nuôi dưỡng từ khi vừa sinh ra chỉ là khi còn quá nhỏ chưa bộc lộ ra. Ví dụ như trẻ có tính nóng nảy sẽ thường hay la hét, khóc thét hoặc vức đồ khi có một điều gì đó không vừa ý chúng. Từ nhỏ đã hình thành sự nóng nảy này nên khi lớn bất kỳ một điều gì khiến chúng chướng mắt đều sẽ sinh ra hành vi phản kháng và chống đối lại một cách mạnh mẽ.

Tính cách này có thể được kiềm chế và dần dung dưỡng thành những tính cách lành mạnh nếu phụ huynh biết cách dạy dỗ và quan tâm. Nhưng trong trường hợp cá tính con quá mạnh, ba mẹ đã thực hiện nhiều cách nhưng không thể áp chế được thì điều tốt nhất bây giờ là phải để con dần trưởng thành và va chạm nhiều hơn để chúng biết cách tự điều chỉnh bản thân. Chúng ta thường có câu rằng “Giang sơn dể đổi, tính cách khó dời” đó là một điển hình cho việc tính cách bẩm sinh rất khó thay đổi chỉ có tiết chế mới khiến chúng ta có cuộc sống tốt hơn.

Bồng bột tuổi dậy thì gây ra những hậu quả gì?

Thực tế thì những hậu quả mà tuổi bồng bột gây ra người phải gánh chịu nhiều nhất vẫn là chính bản thân trẻ và thứ hai là gia đình của chúng. Hệ quả nhẹ thì cũng chỉ là những trận đòi roi, la mắng của bố mẹ, để lại ấn tượng xấu trong lòng thầy cô về một tuổi trẻ bồng bột, quậy phá. Nhưng tất nhiên đó là đặc điểm chung của tuổi dậy thì, nghịch ngợm cứng đầu và khó dạy bảo. Tuy nhiên thanh xuân ai cũng có quyền được sai nhất là những đứa trẻ đang học trưởng thành.

Hậu quả to lớn nhất mà chúng ta không thể nghĩ đến như có thai khi chưa đủ tuổi, phạm tội nghiệm trọng ảnh hưởng đến mạng sống người khác, tai nạn giao thông khiến bản thân chịu hậu quả suốt đời,….Đó là những hậu quả khôn lường mà tuổi bồng bột để lại cho bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên chúng ta hãy nhìn theo một cách tích cực nhất giới trẻ chính là những mầm non của đất nước, cần có sự quan tâm và dạy dỗ từ cả cộng động.

Hãy giúp trẻ có quá trình phát triển lành mạnh trở thành những người tài của nước nhà

Hãy giúp trẻ có quá trình phát triển lành mạnh trở thành những người tài của nước nhà

Trong quá trình phát triển không tránh khỏi phạm lỗi lầm, cần lắm sự vị tha và thấu hiểu từ mọi người. Chính nhờ vào sự tha thứ và thông cảm từ những người xung quanh sẽ là mở ra cánh cổng làm lại cuộc đời và bước ra khỏi quá khứ u tối giúp chúng trở thành người có tâm và có ích cho xã hội.

Cách quan hệ lâu 30 phút