Kinh nguyệt là gì? Khi nào xuất hiện kinh nguyệt,, vào ngày nào trong tháng? Hành kinh ra nhiều có gây đau không?… Đây là một trong số vô vàn những câu hỏi, thắc mắc của nhiều bạn gái tuổi mới lớn và đôi khi cũng là mối bạn tâm cho các bậc phụ huynh trong việc giải thích với trẻ sao cho dễ hiểu nhất. Vậy chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng giải quyết vấn đề này nhé!
Kinh nguyệt
- Kinh nguyệt (hay còn được gọi là hành kinh) là những thay đổi sinh lý có tính chu kỳ được lặp đi lặp lại một cách tự nhiên ở cơ thể nữ giới bình thường khỏe mạnh, dưới sự điều khiển của các hormone sinh dục và có liên quan đến chức năng sinh sản của phụ nữ.
Bao nhiêu tuổi thì bắt đầu có hành kinh?
- Ở nữ giới, đa số sẽ thấy kinh nguyệt lần đầu tiên vào độ tuổi dậy thì, tức là từ 8 – 16 tuổi và 12 là lứa tuổi hay bắt gặp hành kinh lần đầu nhất. Nhưng cũng có một số trường hợp do một hoặc nhiều tác động làm cho kinh nguyệt sớm hoặc muộn hơn ở các bạn gái.
- Và chu kỳ kinh nguyệt tiếp diễn liên tục và dừng lại tại một thời điểm nào đó khi bạn bước vào độ tuổi từ 45 – 55 tuổi (giai đoạn mãn kinh).
Đặc điểm của kinh nguyệt:
- Có màu nâu đỏ, hơi đậm hơn so với máu tĩnh mạch.
- Là loại chất lỏng có chứa môt ít máu, chất nhầy cổ tử cung, chấy nhầy âm đạo và các mô nội mạc cổ tử cung.
- Thể tích chất lỏng này trong một chu kì kinh cũng sẽ dao động từ 10 – 80 ml tùy cơ thể nữ giới.
Một lần kinh nguyệt ra kéo dài bao lâu ?
- Bình thường, kinh nguyệt thường kéo dài vài ngày, trung bình là từ 3 – 5 ngày, nhưng cũng có một số trường hợp có thể ít hơn 3 ngày (2 ngày) hoặc nhiều hơn 5 ngày (7 – 10 ngày với điều kiện lượng kinh ra ít).
- Ngoài việc ra máu âm đạo, tùy vào cơ địa của mỗi phụ nữ mà trước và trong giai đoạn hành kinh có thể xuất hiện các triệu trứng như đau bụng dưới, tính tình thay đổi, đầy bụng, căng tức ngực, nổi mụn trứng cá…
Chị em nên biết: Những vấn đề về bệnh phụ khoa chị em cần trang bị
Kinh nguyệt sẽ ra vào ngày nào trong tháng?
- Ở cơ thể nữ giới bình thường mỗi tháng tương đương với một chu kỳ kinh nguyệt được diễn ra hay còn nói cách khác là có sẽ từ một hoặc hai trứng chín sẽ rụng vào mỗi tháng. Hành kinh là hiện tượng thu được do sự giảm đột ngột nồng độ progesterone – hormone sinh dục làm cho bong tróc các lớp niêm mạc tử cung mà tạo thành.
- Chu kì kinh nguyệt được tính từ ngày đầu có kinh (ra máu âm đạo) của một chu kỳ kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
- Một chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng là từ 28 – 30 ngày nhưng cũng có thể từ 25 – 35 ngày vẫn được coi là bình thường. Tuy nhiên vì vài tác nhân nào đó có thể gây ra kinh nguyệt không đều.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu ngày ra máu đầu tiên và tiếp tục theo dõi các dấu hiệu, tình trạng trong những ngày có kinh xuất hiện đó cho tới ngày có kinh tiếp theo và đánh dấu lại.
- Nên thực hiện quá trình này từ 6 – 12 tháng để tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình. ( các mẹ có thể thực hiện việc này cùng các cô con gái mới lớn của mình) và từ đó tính được ngày dâu đỏ để có những cách phòng bị và chuẩn bị tinh thần tốt nhất.
Thí dụ: ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt lần thứ nhất là ngày 02/11/ 2019. Ngày đầu của chu kỳ kinh thứ hai của bạn vào ngày 30/11/2019. Như vậy, chu kỳ kinh của bạn là 28 ngày.
Một số câu hỏi thường gặp
Chu kỳ kinh nguyệt mới ra không đều có sao không?
- Ở một vài chu kì kinh nguyệt đầu của các bạn gái thường diễn ra không đều, nhưng các bạn có thể yên tâm vì tình trạng này sẽ được cải thiện và dần ổn định có tính chu kỳ sau 1 -2 năm.
- Nếu chu kỳ kinh của bạn không đều (kinh thưa, chậm kinh, vô kinh…) hoặc các dấ hiệu như đau bụng, đau đầu quá nhiều thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám cụ thể.
Kinh nguyệt không ra đều do đâu?
- Do lối sống và tâm lý
- Tâm lý căng thẳng, stress ảnh hưởng tới nội tiết tố gây chậm kinh.
- Do làm việc và học tập quá sức, thức khuya.
- Luyện tập thể dục thể thao với cường độ lớn, nặng.
- Chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh hay lạm dụng các chất có cồn, kích thích như rượu, bia…
- Thêm vào đó là chế độ ăn để giảm cân hoặc tăng cân đột ngột cũng liên quan làm kinh nguyệt có thể đến muộn hơn.
- Do bệnh lý
- Mắc các bệnh lý về tử cung – phần phụ như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…
- Bệnh lý về tuyến giáp gây tác động tới nội tiết tố sinh dục làm cho kinh nguyệt của nữ giới không đều.
- Sử dụng thuốc tránh thai, các thuốc điều trị các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, vú…
Ngoài ra, kinh nguyệt không đều khi bạn mang thai hoặc đang cho con bú hoặc bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
Kinh nguyệt ra máu đông cục có nguy hiểm không?
- Hiện tượng này được cho là sinh lý bình thường. Những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, các lớp niêm mạc sẽ bong tróc ra làm xuất hiện kinh nguyệt, trong lúc này cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất chống đông giúp ngăn ngừa tình trạng đóng cục để máu cùng chất nhày… được tống hết ra ngoài, tuy nhiên do lượng máu chảy khá nhiều làm các chất chống đông không đủ thời gian làm việc dẫn đến việc xuất hiện máu cục.
Dùng ích mẫu trong điều trị kinh nguyệt không đều có tác dụng không?
- Ích mẫu: có tác dụng lưu thống khí huyết, điều kinh, làm giảm tình trạng thống kinh… ta có thể dùng lá ích mẫu non nấu canh hay các dạng bào chế của ích mẫu dưới dạng cao ích mẫu hoặc viên nén.
- Bạn cần sử dụng liên tục theo liệu trình từ 06 tháng trở lên để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ngoài ra, ta còn có thể sử dụng một số loại cây khác quanh nhà như:
- Gừng: có vị cay tính ấm, giúp giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt ổn định. Bạn có thể dùng nước trà gừng vào trước ngày có kinh từ 8 – 10 ngày để thấy được hiệu quả nhé!
- Ngải cứu: tương tự như hai loại trên thì ngải cứu cũng giúp dòng máu lưu thông đều và ổn định, hạn chế tình trạng đau bụng dưới hay khó chịu… Đối với ngải cứu thì bạn có thể ép thành nước uống mỗi ngày hoặc chế biến cùng các thực phẩm khác thành món ăn bổ dưỡng.
Vài điều mách nhỏ với bạn
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh các yếu tố áp lực.
- Cân đối thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi. Tránh thức quá khuya.
- Ăn uống bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể như sử dụng nhiều rau có lá màu xanh, thịt đỏ (thịt bò), các loại cá béo, sữa chua… Uống đủ lượng nước mỗi ngày (trung bình 2 lít nước/24h)
- Không sử dụng các chất kích thích, chất có cồn.
- Trong thời gian bị kinh nguyệt nên chú ý vệ sinh cơ thể, vùng kín một cách sạch sẽ, thay băng vệ sinh 4 giờ/ lần, kiêng quan hệ vào những ngày này nhằm giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa cho bạn.
- Nên đi thăm khám sức khỏe khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể như đau bụng dưới nhiều, máu ra nhiều, dài ngày, màu sắc máu kinh thay đổi… để tìm hiểu và có phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời.
- Bên cạnh những mục trên, ở khoảng thời gian bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt vào lứa tuổi dậy thì ta cần bổ trợ thêm các kiến thức liên quán đến các đặc điểm thay đổi ở cơ thể nữ giới, trong đó có kinh nguyệt, vệ sinh hay các phòng tránh viêm nhiễm cho trẻ, đồng thời, trấn an, động viên tinh thần cho trẻ vượt qua thời kỳ này thành công.