Vòng Tránh Thai là gì? Cách đặt thế nào và các Ưu Nhược điểm

Vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai tạm thời được chị em phụ nữ sử dụng phổ biến hiện nay bởi hiệu quả cao và có tác dụng kéo dài. Vậy phải đặt vòng như thế nào để có hiệu quả cao, tháo vòng tránh thai trong những trường hợp nào. Hãy cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về phương pháp này nhé.

Vòng tránh thai là gì? Cơ chế tác dụng của vòng tránh thai?

Vòng tránh thai dành cho nữ giới

Vòng tránh thai (Intrauterine device-IUD) dành cho nữ giới là một thiết bị, dụng cụ y tế được thiết kế với kích thước nhỏ được đặt vào trong lòng tử cung của nữ giới nhằm mục đích tránh có thai ngoài ý muốn mà không làm ảnh hưởng tới hoạt động tình dục hay khả năng sinh sản sau này của người sử dụng.

  • Cơ chế tác dụng: nhờ vào việc làm tăng độ đặc quánh của chất nhầy âm đạo khiến tinh trùng khó xâm nhập và di chuyển vào buồng tử cung để gặp trứng và thụ tinh từ đó tạo nên hiệu quả ngừa thai cao và kéo dài.

Các loại vòng tránh thai

Được chia làm hai loại chính là vòng tránh thai chứa chất đồng và vòng tránh thai chứa nội tiết.

Vòng tránh thai chứa chất đồng

Vòng tránh thai dành cho nữ giới

Vòng tránh thai dành cho nữ giới

  • Có nhiều loại để ta lựa chọn trong đó như vòng tránh thai chữ T, chữ V hay loại vòng tránh thai nhiều phụ tải, chứa chất đồng, vòng tránh thai hoạt tính…
  • Có tác dụng tránh thai ngay sau khi đặt. Thời gian tránh thai có thể lên tới 10 năm.
  • Không sử dụng cho người bị dị ứng với chất đồng.
  • Ở một số người sau khi đặt có thể có bất thường về tính chất và độ dài chu kỳ kinh như chu kỳ kinh kéo dài hơn trong thời gian đầu mới đạt vòng, đau bụng kinh, ngoài ra có thể xuất hiện viêm nhiễm với biểu hiện như khí hư ra nhiều, có mùi bất thường.

Nên xem: Miếng dán tránh thai là gì? hiệu quả và an toàn không?

  1. Vòng tránh thai chữ T:
  • Có dạng hình chữ T, có giá đỡ được làm bằng chất dẻo, vòng hình chữ T làm bằng đồng với nhiều kích thước khác nhau.
  • Dễ đặt, khó rơi ra ngoài sau khi đặt vòng. Có nhiều loại kích cỡ để lựa chọn sao cho phù hợp với buồng tử cung của mỗi người. Nhưng có thể làm tổn thương tử cung do phần tay ngang hình chữ T chọc vào.
  1. Vòng tránh thai chữ V:
  • Vòng tránh thai chữ V có giá đỡ được làm bằng sợi thép không gỉ. Hình ngoài vòng tránh thai hai cánh tay ngang ở giữa cắt tách ra, nối liền ở giữa, theo cánh tay ngang chia làm 3 quy cách theo thứ tự là 24, 26 và 28, cánh tay ngang và cánh tay xiên được chụp ngoài bằng ống salactic
  • Có độ bền cao và tác dụng kéo dài, đồng thời phù hợp với mọi khoang tử cung. Tuy nhiên, cũng dễ gây xây xát niêm mạc tử cung.
  1. Vòng tránh thai hoạt tính:
  • Chất liệu tạo nên vòng tránh thai có thể là đồng và hoạt chất giúp tránh thai và cầm máu.
  • Có tác dụng tránh thai cao hơn các loại vòng chứa đồng khác nhưng hiệu quả của vòng tránh thì sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Hiện nay đang có loại vòng tránh thai hoạt tính dạng chữ Y: cải thiện được tình trạng giảm tác dụng tránh thai của vòng tránh thai cùng dòng trước đó. Dễ dàng và nhanh chóng trong khâu lắp tháo vòng tránh thai nhưng có khả năng gây xuất huyết.
  1. Vòng tránh thai có nhiều phụ tải, chất đồng:
  • Loại này dùng poluthene làm giá đỡ, mé ngoài của cánh tay hình vòng cung, phía trên có quấn dây đồng, hai bên có khoảng 5 răng nhỏ. Vòng tránh thai chứa nhiều phụ tải và chất đồng này được đặt tháo dễ dàng và nhanh chóng.

Vòng tránh thai chứa nội tiết

Vòng tránh thai chứa nội tiết

Vòng tránh thai chứa nội tiết

  • Một loại vòng tránh thai mới có chứa hormon progestine (cản trở quá trình rụng trứng, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng và thay đổi niêm mạc tử cung làm khả năng thụ thai không xảy ra) có thời gian tránh thai từ 3 -5 năm.
  • Chu kỳ kinh nguyệt sau đặt vòng sẽ ổn định hơn, lượng máu ra ít đi và đau bụng dưới sẽ giảm đáng kể.
  • Tuy nhiên, mức chi phí cho biện pháp này hơi cao và tác dụng tránh thai thì chưa ngay lập tức, vì vậy nếu có giao hợp thì nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai có màng chắn như màng phim hay bao cao su trong 7 ngày sau khi đặt vòng.
  • Vì là vòng tránh thai chứa nội tiết nên có thể làm thay đổi nồng độ hormon sinh dục trong cơ thể hay xảy ra một số tác dụng phụ như tăng cân, mọc mụn trứng cá, tính tình thay đổi, đau đầu, buồn nôn…

Cách đặt vòng tránh thai

Thời điểm đặt vòng tránh thai

  1. Đối với cơ thể nữ giới bình thường chưa muốn sinh con thì thời điểm đặt vòng tốt nhất chính là ngay sau khi sạch kinh, khi này bác sĩ có thể đưa vòng tránh thai vào lòng tử cung một cách dễ dàng (do cổ tử cung lúc này vẫn đang mềm và có độ mở vừa phải).
  2. Đối với phụ nữ sau sinh:
  • Phụ nữ sau sinh thường:

Thời gian có thể đặt vòng là khoảng 3 tháng sau sinh sau khi đã loại trừ trường hợp mang thai sớm.

Nếu xuất hiện kinh nguyệt sớm trong thời gian này thì cần đợi sạch kinh từ 3 -5 ngày thì tiến hành đặt vòng.

  • Phụ nữ sau sinh mổ

Thời gian đặt vòng thường sau khi vết mổ đã lành, tử cung co hồi  và sức khỏe của sản phụ tốt, trung bình thì khoảng sau 6 tháng.

  1. Sau sảy thai, nạo, hút thai.

Thời điểm đặt tốt nhất là khi trong buồng tử cung sạch và xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Ta cần chờ hết chu kì kinh nguyệt đầu tiên sau sảy thai hoặc nạo, hút thai.

Cách đặt vòng tránh thai

Cách đặt vòng tránh thai

Tiến hành

  1. Lựa chọn hình thức, loại vòng muốn đặt phù hợp với cơ thể sau khi nghe tư vấn từ bác sĩ.
  2. Bác sĩ sẽ để một tay lên bụng (vùng hạ vị) của chị em và dùng 2 ngón tay ( ngón trỏ và ngón giữa của tay còn lại) đưa vào trong âm đạo để cảm nhận cơ quan vùng chậu
  3. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt (một dụng cụ y khoa chuyên dùng trong phụ khoa) để giữ cho âm đạo mở. Tiếp đó, bác sĩ tiến hành làm sạch âm đạo cho người bệnh (thuận tiện cho việc đặt vòng và để tránh nguy cơ nhiễm trùng trong và sau khi làm thủ thuật).
  4. Kế đến, vòng tránh thai sẽ được đưa vào trong buồng tử cung nhờ vào một dụng cụ chuyên biệt và vòng tránh thai sẽ được mở rộng ra hai bên ngăn cản việc trứng và tnh trùng gặp nhau.
  5. Cuối cùng, kiểm tra lại một lần nữa xem vòng tránh thai đã nằm đúng vị trí hay chưa bằng tay, ta rửa sạch ray rồi đưa 2 ngón tay vào trong âm đạo, đến khi cảm nhận thấy cổ tử cung thì sờ, nếu thấy sợi dây của vòng tránh thai ta sẽ sờ thấy ở cổ tử cung thì là đúng.

Lưu ý khi trước, trong và sau khi đặt vòng tránh thai.

  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định đặt vòng để lựa chọn được phương thức cũng như thời gian tốt nhất để thực hiện thủ thuật.
  • Khi vừa đặt vòng xong cần nằm nghỉ tại chỗ từ 5 – 10 phút, không ngồi dậy ngay lập tức.
  • Khi kiểm tra xem vòng tránh thai có đúng vị trí hay chưa cần vệ sinh tay trước khi đưa vào sau trong âm đạo và không được kéo dây gây di lệch vị trí vòng tránh thai.
  • Người sử dụng vòng tránh thai có thể có đạu nhẹ bụng dưới, xuát huyết âm đạo nhưng tình trạng này sẽ hết vài ngày sau đó. Sử dụng thêm từ 5 – 7 ngày thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau sau đặt vòng. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài kèm theo sốt, đau bụng dữ dội hay đi tiểu buốt, dắt…thì cần đến cơ sở chuyên khoa gần nhất để thăm khám.
  • Hạn chế đi lại nhiều hay quan hệ tình dục trong 14 ngày đầu sau khi đặt vòng tránh thai.
  • Sau khi đặt từ 1 -3 tháng thì ta cần đi kiểm tra lại vòng tránh thai xem có hiện tượng lệch vị trí hay không.
  • Nếu muốn tháo vòng thì cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản – phụ khoa.
  • Đặt vòng tránh thai không có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua dường tình dục vì vậy bạn nên chung thủy một vợ một chồng và quan hệ tình dục an toàn.

Những trường hợp nên và không nên đặt vòng tránh thai

  1. Các trường hợp nên sử dụng biện pháp này.

  • Đang muốn sử dụng biện pháp tránh thai, mà không muốn sử dụng hoặc không thích nghi với biện pháp tránh thai nào khác.
  • Đã từng đặt vòng tránh thai và có hiệu quả tốt.
  1. Các trường hợp không nên sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai

  • Phụ nữ chưa từng có thai.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Phụ nữ vừa điều trị xong hoặc đang mắc viêm nhiễm phụ khoa hoặc có khối u ở bộ phận sinh dục đang hoặc đã điều trị (như u xơ tử cung…) hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Có tiền sử chửa ngoài tử cung, sa tử cung.
Nên hay không nên đặt vòng tránh thai

Nên hay không nên đặt vòng tránh thai

Một số câu hỏi thường gặp

Khi nào được tháo vòng tránh thai?

  • Khi vòng hết hạn sử dụng, tác dụng tránh thai cũng sẽ mất dần, lúc này ta có thể tháo vòng(có loại đặt được 3 năm, 5 năm, 8 năm hoặc 10 năm). Hoặc có ý định mang thai lại hoặc vòng tránh thai bị lệch trục hay tụt thấp so với vị trí trước đó.

Nếu muốn mang thai khi đang sử dụng vòng tránh thai thì cần làm gì?

  • Nếu bạn có mong muốn mang thai trở lại thì bạn có thể đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám tình trạng sức khỏe trước sinh sản cho bạn, đồng thời, tháo bỏ dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung (trong trường hợp đã sạch kinh).

Có nên tháo vòng tránh thai khi đang bị viêm phụ khoa không?

  • Không nên tháo vòng tránh thai khi đang viêm phụ khoa vì có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập sau vào bên trong khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

Quan hệ khi đặt vòng tránh thai liệu có bầu được không?

  • Đặt vòng tránh thai có tác dụng tránh thai từ 97 – 99% nếu ta thực hiện đúng cách và không có gì xảy ra trong thời gian sử dụng.
  • Đối với trường hợp sử dụng vòng tránh thai chứa nội tiết tố thì ta cần sử dụng kết hợp thêm các biện pháp tránh thai như bao cao su hay màng phim trong 7 ngày sau khi đặt vòng nếu có giao hợp nhằm nâng cao tác dụng tránh thai.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vòng tránh thai – biện pháp tránh thai giá rẻ, hiệu quả cao, tác dụng lâu dài. Hy vọng sẽ đem lại nhiều điều bạn đang muốn tìm hiểu. Chúc bạn thành công!

Cách quan hệ lâu 30 phút