Đau Dạ Dày khi mang thai, Cách điều trị an toàn cho Mẹ và Bé

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày do một hay nhiều nguyên nhân (như do vi khuẩn HP, tâm lý căng thẳng, sử dụng thuốc…) gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe mà ta có thể bắt gặp ở bất kỳ ai, nhất là những người có nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó có các chị em phụ nữ khi mang thai. Vậy lí do nào gây đau dạ dày ở mẹ bầu? Đau dạ dày tác động như thế nào đến mẹ và thai nhi? Làm gì để giảm đau trong trường hợp này? Bạn hãy tìm hiểu cùng tôi qua bài viết dưới đây.

Bà bầu đau dạ dày do đâu?

Khi mang thai phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, trong số đó có hiện tượng đau dạ dày – nơi phình to nhất của hệ tiêu hóa mang hình dáng như một chiếc túi lớn hình chữ J, đảm nhận chức năng chứa đựng, nghiền và nhào trộn ăn thấm dịch vị, đồng thời phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

Đau dạ dày ở phụ nữ mang thai

Đau dạ dày ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở phụ nữ có thai là:

  1. Thay đổi tính tình như tâm lý căng thẳng, lo âu quá mức tác động xấu tới hoạt động bài tiết acid của dạ dày.
  2. Ốm nghén: bà bầu kém ăn, dễ bị nôn. Tình trạng này thường diễn ra nhiều vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi nôn những gì trong dạ dày đi ngược lên thực quản và thoát ra bằng đường miệng hoặc mũi, do đó khi nôn nhiều sẽ tạo kích ứng không chỉ làm đau dạ dày mà còn gây khó chịu cho cả đường tiêu hóa.
  3. Cổ tử cung được đẩy cao lên trên hơn khi thai nhi phát triển kéo theo vị trí của dạ dày cũng thay đổi (bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu) làm thức ăn xuống dạ dày bị ứ lại, khó tiêu trong một thời gian dài mang thai khiến niêm mạc bị tổn thương.
  4. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: sử dụng nhiều thực phẩm chứa lượng acid cao khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, như ăn nhiều đồ quá cay, chua…
  5. Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: Khi mang thai bà bầu thường mệt mỏi, mất ngủ hay ít vận động, đặc biệt là có sử dụng rượu, bia, hút thuốc trước và trong quá trình mang thai… kích thích dạ dày tiết nhiều aicd dịch vị.
  6. Xoắn khuẩn Helicobacter pylori (HP) – loại vi khuẩn Gram âm tồn tại và hoạt động trong môi trường của acid dạ dày.

Triệu chứng của đau dạ dày

Ợ hơi, ợ chua:

  • Đây là triệu chứng phổ biến khi có vấn đề dạ dày, sự xuất hiện của các luồng hơi có thể không hoặc chứa dịch vị acid bắt nguồn từ lượng thức ăn không được tiêu hóa hết mà còn tích trữ lâu ngày trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản rồi qua khoang miệng gây tiếng ợ ra ngoài.

Nên xem: Lịch tiêm cho bà bầu mà chị em cần biết

Buồn nôn và nôn

  • Là một trong những biểu hiện bệnh lý dạ dày ,nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu nôn, buồn nôn trong ốm nghén của mẹ bầu trong tam nguyệt cá thứ nhất của thai kỳ nên các bạn cần chú ý nha!
  • Đau dạ dày thường nôn ra có nước hoặc thức ăn, do đó nôn nhiều có thể gây mất dịch, nước và tụt huyết áp cùng một số hậu quả khác. Vì vậy, bạn cần thăm khám bác sĩ luôn để có phương pháp xử trí nhanh nhất và đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Buồn nôn, nôn - Một trong những dấu hiệu của đau dạ dày

Buồn nôn, nôn – Một trong những dấu hiệu của đau dạ dày

Đau vùng thượng vị

  • Các cơn đau này xảy ra ở vùng bụng, có thể âm ỉ hoặc đau quằn quại, dữ dội… và kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu…

Chướng bụng

  • Dạ dày bị tổn thương nên việc tiêu hóa thức ăn kém đi khiến cho thức ăn tồn đọng lâu ngày trong dạ dày là một nguyên nhân gây nên tình trạng này. Ngoài ra, chướng bụng cũng có thể bắt nguồn từ việc phối hợp các loại thực phẩm sai cách hoặc ăn uống không đúng giờ hay hệ thống men tiêu hóa, vi khuẩn đường ruột có vấn đề…

Chán ăn, ăn không ngon miệng

  • Đau dạ dày kết hợp thêm tình trạng đầy hơi, chướng bụng kèm theo ợ hơi, ợ chua khiến cho ta càng chán ăn hoặc ăn kém, ăn không ngon miệng.

Ngoài những triệu chứng trên thì nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen – gọi chung là xuất huyết tiêu hóa do đau dạ dày là một biểu hiện nguy hiểm cần được hỗ trợ xử trí kịp thời.

Đau dạ dày ảnh hưởng tới mẹ bầu như thế nào?

Đau dạ dày ảnh hưởng như thế nào tới mẹ bầu?

Đau dạ dày ảnh hưởng như thế nào tới mẹ bầu?

  • Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn tạo ra những căng thẳng, kém tập trung… ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của phụ nữ khi mang thai.
  • Ngoài ra, ăn uống không ngon miệng hay ăn uống khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn khi ăn… còn làm cản trở quá tình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng cho bà bầu và cả việc cung cấp dinh dưỡng liên quan đến sự phát triển của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ.

Vậy cần làm gì để phòng ngừa và điều trị đau dạ dày ở phụ nữ có thai

  1. Sử dụng thuốc trong điều trị

  • Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ta có thể sử dụng kết hợp một hay nhiều loại thuốc được dùng để điều trị đau dạ dày: thuốc gỉam đau, thuốc giảm acid dạ dày, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc chống nôn…
Khi mang thai có nên dùng thuốc điều trị đau dạ dày

Khi mang thai có nên dùng thuốc điều trị đau dạ dày

  • Tuy nhiên, trong thời kì mang thai người phụ nữu được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc khi không cần thiết. Nếu cần đến thuốc để điều trị thì thuốc đó phải nằm trong danh mục thuốc kê đơn dùng cho phụ nữ có thai và được bác sĩ thăm khám, kê đơn điều trị và theo dõi, đồng thời, người dùng phải sử dụng đúng liều, đúng thời gian…
  • Trong điều trị đau dạ dày cũng vậy, hãy cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhằm tránh gây những tác động không mong muốn đến thai nhi.
  1. Tâm lý

  • Luôn dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, tránh những căng thẳng, stress từ môi trường bên ngoài tác động, nhất là trong thời kỳ mang thai. Giữ vững tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ khi bị đau dạ dày

Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ khi bị đau dạ dày

  1. Chế độ ăn hợp lý

  • Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch, không sử dụng còn sống, lạnh hay ôi thui… và kết hợp chúng một cách hợp lý khi chế biến.
  • Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho dạ dày, đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa như trứng, sữa, các loại đậu, mật ong…
  • Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
  • Tránh các đồ ăn giàu chất béo, thức ăn nhanh, các loại nước ép chứ nhiều acid (như khoai tây, cà muối, dưa muối…), các loại chất kích thích, chứa cồn (như có trong café, thuốc lá, rượu bia…), đồ uống có ga hay nước ép họ cam quýt…
  • Nên sử dụng nước ấm, cung cấp đủ lượng nước theo nhu cầu mỗi ngày.
  1. Tập luyện và nghỉ ngơi

  • Khi dạ dày đang làm việc thì hạn chế vận động sẽ là ý kiến tốt nhất vì khi ta hoạt động nhiều sẽ làm lượng máu lưu thông giúp dạ dày co bóp, nghiền nát và nhào trộn thức ăn ít đi gây nên tình trạng chướng hơi, đầy bụng và tình trạng này kéo dài còn gay ợ hơi, ợ chua và tăng cảm giác buồn nôn, nôn và khó chịu cho các mẹ.
  • Thời điểm thích hợp để vận động là sau ăn từ 2 – 3 giờ. Thêm vào đó, thực hiện tường xuyên các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp sẽ giúp nâng cao thể trạng, tăng sự dẻo dai và khiến tinh thần của bạn thoải mái hơn.
  • Giấc ngủ: nên ngủ đủ giờ (khoảng 7 – 8 tiếng mỗi ngày) giúp cơ thể hồi phục. Tránh việc ngủ quá muộn (sau 22h) sẽ khiến bạn không chỉ mệt mỏi mà còn tăng nguy cơ đau dạ dày cho bản thân.
  • Nằm nghiêng về bên trái có gối kê lưng hay kê trước bụng không những khiến mẹ bầu nghỉ ngơi được thoải mái hơn mà còn tránh được tình trạng trào ngược thực quản dạ dày.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trong việc điều trị và phòng ngừa đau dạ dày khi mang thai. Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hay tinh thần tốt thì việc phát hiện các dấu hiệu bất thường và đến gặp các chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm để được điều trị kịp thời và hiệu quả nhất là việc không nên bỏ qua nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt quá tình mang thai và sinh con.

Cách quan hệ lâu 30 phút