Chuẩn bị trước khi Mang Thai? 5 điều bạn cần phải Khắc Nhớ

Chuẩn bị trước khi mang thai là một động thái thể hiện tinh thần sẵn sàng chào đón thiên thần bé nhỏ. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng biết cặn kẽ và chuẩn bị một cách đầy đủ ở giai đoạn này từ sức khỏe, tinh thần đến chế độ dinh dưỡng… Và để rõ hơn những điều mình cần chuẩn bị hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Kiểm tra sức khỏe

  • Dù là bạn chuẩn bị cho mang thai lần đầu hay lần thứ hai, thứ ba…thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là khám tiền sản.
  • Mục đích:
  1. Đánh giá được tình hình sức khỏe tổng quát đáp ứng điều kiện làm việc và sinh hoạt, cũng như sức khỏe sinh sản để đảm bảo chức năng sinh đẻ cho cả nam và nữ giới.
  2. Tầm soát và có hướng giải quyết kịp thời nếu mắc các bệnh lý mắc phải do di truyền, truyền nhiễm hay tự mắc…
  3. Được tư vấn cụ thể về sức khỏe, lối sống, dinh dưỡng và tiêm phòng, cách dùng thuốc sao cho phù hợp và làm tăng hiệu quả đậu thai cao nhất cho người được thăm khám.
  4. Từ đó, tạo dựng tâm lý thoải mái, tự tin và yên tâm cho đời sống thường nhật của vợ chồng, cũng như cho việc mang thai và sinh con.
Kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe

  • Các mục trong kiểm tra sức khỏe bạn cần quan tâm:
  1. Khám sức khỏe tổng quát và khám nam khoa (đối với nam giới) hoặc khám phụ khoa (đối với nữ giới).
  2. Chụp X – quang (như chụp tim phổi thẳng nghiêng xác định tình trạng tim, phổi hiện tại…). Siêu âm tổng quát (đánh giá các tạng như gan, thận…trong ổ bụng; Siêu âm tuyến giáp, tuyến vú nếu có nhu cầu…)
  3. Làm các xét nghiệm cận lâm sàng:
  4. Công thức máu, nhóm máu, sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm để tầm soát nhiễm viêm gan B, C, HIV.
  5. Soi cổ tử cung (ở nữ). Làm tinh dịch đồ nhằm đánh giá chức năng sinh sản ở nam giới hoặc kiểm tra dịch âm đạo, soi tươi cổ tử cung để đánh giá, kiểm soát tình hình viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.

Tiêm phòng trước khi mang thai

  • Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của mẹ sẽ bị suy giảm tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển và gây bệnh cho chỉ cho thai phụ mà còn ảnh hưởng tới cả thai nhi, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy việc tiêm phòng trước khi mang thai là điều nên làm.
Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai

  • Những mũi tiêm phòng trước khi mang thai bạn cần biết:
  1. Sởi – Quai bị- Rubella

  • Là một vaccine tổng hợp 3 trong 1 cho bạn giúp phòng ngừa các bệnh sởi, quai bị , rubella cũng như biến chứng chúng có thể gây ra như dị tật ở tim, điếc, chậm phát triển tâm thần ở trẻ…
  • Bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai từ 01 – 3 tháng.
  1. Viêm gan B:

  • Cần tầm soát để tiêm phòng cho cả vợ và chồng bởi đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, máu và từ mẹ sang con gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nếu bị mắc phải, cũng tương tự đối với vợ hoặc chồng bị nhiễm bởi nhau.
  • Phòng viêm gan siêu virus B có 3 mũi tiêm cơ bản: mũi thứ nhất tiêm lần đầu tiên, mũi thứ hai tiêm cách mũi thứ nhất 1 tháng, mũi thứ ba tiêm cách mũi thứ hai 5 tháng.
  1. Cúm

  • Khi mang thai hệ miễn dịch của cơ thẻ phụ nữ suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển và trong khí hậu nóng ẩm này thì việc bị cmar cúm hay có dấu hiệu giả cúm là không thể tránh khỏi. Khi mắc cúm trong thời kỳ mang thai, nhất là ba tháng đầu của thai kỳ thì tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ rất cao.
  • Do đó, ta cần tiêm phòng cúm khi mang bầu, và nếu tiêm càng sớm càng tốt giúp giảm thiểu các hậu quả có thể có do cúm gây ra nhờ 1 liều phòng cúm duy nhất.
  1. Thủy đậu

  • Nếu bạn đã từng bị hoặc đã được tiêm phòng trước đây thì cần tiêm phòng lại nữa. Còn nếu chưa tiêm thì bạn cần đi tiêm trước khi chuẩn bị mang thai ít nhất là 03 tháng. Vì nếu trong thời gian mang thai mẹ bị nhiễm thủy đậu thì đứa trẻ cũng có thể bị nhiễm thủy đậu sơ sinh gây ra nhiều biến chứng ở da, mắt…
  • Có hai loại vaccine phòng thủy đậu mà bạn có thể lựa chọn:
  • Vaccine Varicella: được sản xuất bởi Green Cross, Hàn Quốc. Tiêm một liều duy nhất 0.5ml.
  • Vaccine Varivax: do Merck Sharp & Dohme, Hoa Kỳ sản xuất. Tiêm 02 mũi, với liều lượng 0.5 ml/lần. Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất từ 4 -8 tuần.

Xem lịch tiêm cho bà bầu chi tiết, đầy đủ tại đây

Ngoài ra,đối với nữ giới dưới 26 tuổi, các bạn có thể tiêm phòng HPV giúp hạn chế và phòng tránh ung thư tử cung trước khi mang thai. Bên cạnh đó, khi mang thai bạn cần chú ý đến lịch tiêm phòng uốn ván hoặc phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván.

Chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng

Chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng

  • Lựa chọn, chế biến các thực phẩm sạch, an toàn và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể như vitammin, acid folic, kẽm…có trong sữa, hạt ngũ cốc, rau có lá màu đậm, hải sản, trứng, bưởi, thịt đỏ (thịt bò, dê…), các loại cá béo…
  • Hạn chế sử dụng các đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp, các đồ uống có gas, chứa chất kích thích như rượu, bia…
  • Hạn chế các thực phẩm được nấu chưa chian, còn sống mà chưa qua tiệt trùng, các loại thực phẩm có hàm lượng kim loại cao không tốt cho thai nhi như Hg (thịt cá thu, cá kình…)

Tâm lý – lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh và tâm lý thoải mái

Lối sống lành mạnh và tâm lý thoải mái

  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh các stress, áp lực lớn cho cơ thể.
  • Tránh làm việc trong các môi trường độc hại như tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất phóng xạ…
  • Nên nghỉ ngơi theo đúng giờ sinh học của cơ thể, tránh thức khuya nhiều và lâu ngày.
  • Không sử dụng các chất kích thích như ma túy, hút thuốc lá… Ngưng sử dụng thuốc tránh thai, các loại thuốc gây tác dụng không mong muốn lên cả bé khi mang thai.
  • Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn hoặc không lạm dụng thủ dâm quá mức, nhất là ở nam giới nhằm tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục hay mắc phải các bệnh về sinh lý yếu, xuất tinh sớm hay rối loạn cương dương (ở nam giới)…
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ từ răng miệng (nên kiểm tra 6 tháng/ lần), tay chân, toàn thân tới vùng kín, phát hiện vấn đề bất thường của cơ thể thì nên đi thăm khám luôn.
  • Tạo luyện thể dục thể thao như chạy bộ, bơi lội, đi bộ để nâng cao sức đề kháng và sự dẻo dai, khả năng chịu đựng cho cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể thông qua chế độ ăn, luyện tập và sinh hoạt hàng ngày. Bạn sẽ dễ thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp hay vì suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì.

Tài chính

Quản lý và sắp xếp tài chính phù hợp

Quản lý và sắp xếp tài chính phù hợp

  • Đây luôn là một vấn đề quan trọng và liên kết với các mục bạn cần biết ở trên. Bạn cần chú ý đến khả năng kinh tế của mình và gia đình, các vấn đề về phúc lợi xã hội và bảo hiểm. Từ đó giúp bạn cân bằng và điều chỉnh các mục sao cho phù hợp mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong việc chuẩn bị trước khi mang thai và lựa chọn một bệnh viện chăm sóc sinh sản tốt cho bạn.

Thông qua bà viết hi vọng sẽ cung cấp và giải đáp phần nào cho bạn trong việc chuẩn bị trước khi mang thai được hoàn thiện và yên tâm hơn. Chúc các bạn thành công!

Cách quan hệ lâu 30 phút