Miếng dán tránh thai là gì? Hiệu quả và Tác dụng phụ thế nào?

Dùng thuốc tránh thai, bao cao su, tiêm thuốc, bao phim, miếng dán, triệt sản… một loạt những phương pháp mà nữ giới có thể sử dụng nhằm để tránh mang thai ngoài ý muốn, mỗi biện pháp tránh thai đều có những ưu, nhược điểm, cách dùng và lưu ý riêng. Và hôm nay chúng ta nhau khám phá cụ thể hơn về sự tiện dụng của việc dùng miếng dán tránh thai để ngừa có thai này.

Miếng dán tránh thai là gì?

  • Là biện pháp được dùng cho phụ nữ, những người đang có nhu cầu tìm kiếm phương pháp tránh thai tạm thời tiện dụng, có hiệu quả cao và không muốn sử dụng các biện pháp tránh thai khác.
  • Miếng dán tránh thai là miếng dán có chứa norelgestromin (progestin) và ethinyl estradiol (estrogen) và được thiết kế dưới dạng miếng dán mỏng hình vuông, có màu be với kích thước khoảng 4.5 cm2.
Miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai

Công dụng của miếng dán tránh thai

Từ hoạt chất bên trong miếng dán và thiết kế của nó thì ta có thể nhận ra được những ưu điểm của miếng dán tránh thai mang lại đó là:

  • Ta có thể dán miếng dán trực tiếp vào da tại các vùng như bụng, mông, mặt ngoài phía trên cánh tay hay bả vai một cách dễ dàng và nhanh gọn.
  • Chứa các hormone cản trở quá trình rụng trứng, làm tăng độ đặc dinh của chất nhầy cổ tử cung ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng vào tử cung để gặp trứng, khiến quá trình thụ tinh không xảy ra hay còn nói cách khác là giúp người sử dụng tránh có thai ngoài ý muốn.
  • Ngoài ra, miếng dán tránh thai còn giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá (do chứa ethinyl estradiol).

Hiệu quả tránh thai mà miếng dán này mang lại có thể lên đến 95% nếu ta sử dụng đúng cách. Vậy sử dụng đúng cách là như thế nào?

Cách dùng miếng dán tránh thai

Cách sử dụng

  • Xé bao đựng miếng dán tránh thai dọc theo mép bao, kéo miếng dán tránh thai ra và bóc lớp áp vào miếng dán sao cho không chạm tay vào bề mặt dính của miếng dán, sau đó dán miếng dán tránh thai vào vùng da khô sạch và không có lông hoặc có ít lông tơ.
  • Khi dán miếng dán tránh thai trên da, chú ý áp mặt có thuốc của miếng dán vào sát da, miết ngón tay trên miếng dán và dọc theo mép miếng dán để đảm bảo miếng dán dính chắc trên da
  • Miếng dán đầu tiên được dán và ghi lại ngày dán để tiện cho việc thay các miếng còn lại vào đúng ngày nhằm duy trì hiệu quả tránh thai của phương pháp này.
  • Mỗi lần chỉ dán một miếng dán tránh thai, mỗi miếng dán tránh thai được dán liên tục đủ 7 ngày, sau đó thay sang miếng mới. Một chu kỳ kinh ta phải dán 3 miếng vào ba tuần đầu của chu kỳ
  • Ta nghỉ dùng miếng dán vào tuần thứ tư của chu kỳ kinh nhưng không được quá 7 ngày thì ta cần dùng sang miếng dán cho chu kỳ kinh mới. Trong thời gian ngưng dùng miếng dán thì có hành kinh đến.

Thời điểm dán miếng dán tránh thai

Nếu chưa sử dụng biện pháp tránh thai nào trước đó

  • Bắt đầu dán miếng dán tránh thai vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt mà không cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ nào. Nếu dán sau ngày đầu của chu kỳ kinh mà có quan hệ tình dục thì cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai có màng chắn như bao cao su, màng phim…trong 7 ngày sau đó liên tiếp.

Nếu đã và đang sử dụng biện pháp tránh thai chứa nội tiết tố nào trước đó

  • Thì dừng ngay các biện pháp tránh thai trước đó lại và bắt đầu dùng miếng dán tránh thao vào ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt mà không cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai nào khác khi xảy ra quan hệ.
Cách sử dụng miếng dán tránh thai

Cách sử dụng miếng dán tránh thai

Xử trí khi quên sử dụng miếng dán tránh thai

Quên vào tuần thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt:

  • Dán ngay một miếng dán tránh thai mới khi nhớ ra.
  • Ghi lại ngày dán miếng dán tránh thai này nhằm đánh dấu ngày để thay các miếng dán khác.
  • Nên sử dùng biện pháp tránh thai có màng chắn trong 7 ngày kể từ ngày dán miếng dán tránh thai nếu có giao hợp.

Quên không thay miếng dán vào tuần thứ hai hoặc tuần thứ ba của chu kỳ kinh

  • Trường hợp quên thay miếng dán tránh thai dưới 48 giờ thì phải dán một miếng dán tránh thai ngay khi nhớ ra, thay miếng dán vào cùng ngày cho những tuần sau và không cần sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ khác.
  • Trường hợp quên thay miếng dán tránh thai trên 48 giờ thì phải bỏ đi các miếng dán này và thay bằng một liệu trình 3 miếng dán mới, ta dán và ghi lại ngày để thay miếng dán đúng ngày. Bên cạnh đó, nếu có quan hệ tình dục thì nên sử dụng thêm các biện pháp tránh thai không chứa nội tiết tố khác như bao cao su, màng phim…

Quên không tháo miếng dán thứ ba vào tuần thứ tư của chu kỳ kinh

  • Thì ta cần phải tháo miếng dán ra và bắt đầu dán miếng mới vào và thực hiện trình tự như dán các miếng trước. Không cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong trường hợp này.

Nhược điểm của việc dùng miếng dán tránh thai

  • Miếng dán tránh thai do tiếp xúc trực tiếp với da nên có thể gây một số biểu hiện kích ứng vùng da xung quanh nó như gây mẩn đỏ, ngứa rát…
  • Không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, mụn rộp sinh dục, lậu…
  • Có thể xảy ra một số tình trạng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, căng tức ngực hay ra máu âm đạo bất thường…
  • Một số trường hợp hiếm gặp như hình thành cục máu đông, gây nhồi máu cơ tim, bệnh lý gan, mật. Nguy cơ này cao hơn ở các phụ nữ ở độ tuổi trên 35 hoặc những phụ nữ sử dụng nhiều chất kích thích trong thời gian dài.
Buồn nôn - tác dụng phụ của việc dùng miếng dán tránh thai

Buồn nôn – tác dụng phụ của việc dùng miếng dán tránh thai

Từ những điều vừa nói trên, việc sử dụng miếng dán tránh thai muốn đạt hiệu quả cao và ngừa được các tác dụng phụ thì ta cần chú ý một số điểm sau:

Lưu ý khi dùng miếng dán tránh thai

  • Cần phải dán đủ ba miếng dán mỗi tháng, thay mỗi tuần một miếng dán. Và sẽ ngưng dùng tối đa 7 ngày trước khi lặp lại dán ba miếng dán mới cho chu kỳ tiếp theo nếu vẫn muốn ngừa có thai bằng phương pháp này.
  • Tránh dán miếng dán mới lên vị trí miếng dán tránh thai trước đó. Không nên sử dụng mĩ phẩm hay trang điểm lên vùng đang dán hay sắp dán miếng dán tránh thai để tránh việc làm giảm độ dính của miếng dán, làm giảm hiệu quả tránh thai.
  • Không dán miếng dán tránh thai vào hai bên vú, vùng da mỏng hoặc bị đỏ hoặc kích ứng hay vùng da đang bị trầy xước.
  • Quan sát và kiểm tra miếng dán hàng ngày để bảo đảm miếng dán vẫn còn dính tốt trên da.
  • Nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai màng chắn như bao cao su trong 7 ngày đầu sử dụng miếng dán tránh thai (nếu là lần đầu sử dụng biện pháp tránh thai) hoặc sau ngày đầu của chu kì kinh nguyệt mà có quan hệ tình dục nhằm đảm bảo hiệu quả tránh thai
  • Không sử dụng đồng thời cả miếng dán tránh thai và biện pháp tránh thai chứa nội tiết khác như dùng thuốc tránh thai.

Không sử dụng miếng dán tránh thai cho các trường hợp

  • Phụ nữ đang đang thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú, nhất là giai đoạn 6 tháng đầu ngay sau sinh.
  • Đang sử dụng biện pháp tránh thai khác có chứa nội tiết tố.
  • Hoặc đang sử dụng các thuốc điều trị tâm thần, chống virus, chống nấm, kháng sinh trong thời gian dài.
  • Người đang điều trị hay có tiền sử về tim mạch ( như nhồi máu cơ tim, có huyết khối gây tắc mạch vành…), cao huyết áp, bệnh lý gan, mật ( như xơ gan, u gan, sỏi túi mật), ung thu vú…
  • Phụ nữ trên 35 tuổi, sử dụng nhiều thuốc lá (trên 15 điếu/ ngày) trong thời gian dài.
Sử dụng thuốc kháng sinh, chống virus, chống nấm kéo dài

Sử dụng thuốc kháng sinh, chống virus, chống nấm kéo dài

Một số câu hỏi thường gặp

  1. Thay đổi ngày dán miếng tránh thai có được không?

  • Trong khi đang dùng thì cần thay miếng dán tránh thai đúng ngày và cần sử dụng hết 03 miếng dán trong 03 tuần đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tuần thứ 04 không sử dụng miếng dán thì ta có thể chọn lại ngày thay miếng dán mới và dán nó, đồng thời ghi lại ngày dán để nhớ thay các miếng dán sau, việc thay ngày dán miếng dán thực hiện không được quá 7 ngày kể từ ngày lột bỏ miếng dán thứ ba trước đó.
  1. Ra máu âm đạo dài ngày trong khi đang sử dụng miếng dán có nguy hiểm không?

  • Một trong số các tác dụng phụ của miếng dán tránh thai là ra máu âm đạo bất thường nhưng tình trạng này sẽ mất sau vài chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, trước tiên bạn cần theo dõi kết hợp vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Nếu vấn đề này kéo dài hơn nữa thì bạn nên đi kiểm tra tại các cơ sở chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu kéo dài.
  1. Miếng dán bị bong ra trước ngày thay thì tác dụng còn không?

  • Nếu miếng dán bị bong phía rìa ngoài (mép miếng dán) hoặc bong hẳn ra mà không dán lại thì lượng hoạt chất trong miếng dán sẽ không phát huy hoàn toàn được tác dụng tránh thai của nó từ đó gây giảm hoặc mất tác dụng tránh thai.
  • Khi miếng dán bị bong ra trong vòng 24 giờ thì ta có thể dán lại miếng dán đó hoặc dán một miếng mới ở vị trí khác và ghi lại ngày thay mới để làm mốc thời gian thay các miếng tiếp theo. Nếu có quan hệ tình dục thì không cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ khác.
  • Nếu miếng dán bị bong trên 24 giờ rồi thì ta ngưng luôn việc dùng miếng dán trong chu kỳ này mà thay luôn bằng 03 miếng cho chu kỳ mới. Sử dụng thêm các biện pháp tránh thai màng chắn nếu có giao hợp với bạn tình.
  1. Đang dùng mà ngứa rát, ửng đỏ tại vị trí dán và xung quanh thì làm thế nào?

  • Việc dán trực tiếp có thể gây kích ứng vào da. Khi đó, ta có thể bỏ miếng dán tại vị trí đó đi và có thể dùng một miếng dán khác dán vào vị trí mới nào đó và đánh dấu ngày thay miếng dán. Đồng thời, theo dõi tình trạng da, mô mềm tại nơi vừa dán miếng dán tránh thai.
  • Nếu miếng dán tránh thai gây kích ứng da khó chịu, có thể dùng một miếng dán mới vào một vị trí khác cho đến “ngày thay miếng dán”; lưu ý lúc nào cũng chỉ được dùng một miếng dán tránh thai duy nhất trên da mà thôi.
  1. Có thể sử dụng miếng dán tránh thai ngay sau sinh không?

  • Trong trường hợp sinh con xong và không cho con bú thì có thể bắt đầu tránh thai bằng miếng dán tránh thai sớm nhất là 4 tuần sau khi sinh.
  1. Nếu muốn mang thai khi đang dùng miếng dán thì sao?

Nếu muốn có thai trở lại thì bạn nên ngưng sử dụng miếng dán luôn. Trứng sẽ rụng trở lại sau khỏang ba chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sau đó. Và để việc có thai an toàn thì bạn nên đi thăm khám sản phụ khoa trước khi có ý định bạn nhé!

Miếng dán tránh thai Evra

Miếng dán tránh thai Evra

Miếng dán tránh thai có thể mua được ở đâu? Loại tốt nhất hiện nay là gì?

  • Miếng dán tránh thai đang được giới nữ sử dụng đó là sản phẩm mang tên Evra (trong mỗi miếng dán có chứa 6mg norelgestromin và 60 mcg ethinylestradiol) được sản xuất bởi Janssen Cilag của Thái Lan. Một hộp chứa ba miếng tương ứng với việc sử dụng trong 03 tuần của một chu kỳ kinh nguyệt. Giá thành của sản phẩm dao động khoảng 200.000 – 230.000 VNĐ/hộp.
  • Bạn có thể tìm mua tại các hệ thống nhà thuốc, quầy thuốc hay đại lý phân phối sản phẩm uy tín trong cả nước. Ngoài ra, khi mua sản phẩm các bạn còn được tư vấn về miếng dán tránh thai một cách cụ thể giúp bạn sễ hiểu và thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng miếng dán.

Trên đây là những thông tin về miếng dán tránh thai. Hy vọng sẽ cung cấp được những điều hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Cách quan hệ lâu 30 phút