Đáp: Phương pháp đặt vòng tránh thai có ưu và nhược điểm sau:
– Ưu điểm: Vòng tránh thai có những ưu điểm rõ rệt như: làm giảm lượng máu mâ’t khi hành kinh, giảm đau bụng kinh, giảm xuât hiện và phát triển u xơ tử cung – một hiệu quả có được nhờ tác dụng của progesterone, giảm nguy cơ viêm vùng chậu và thai ngoài tử cung.
– Nhược điếm: Nhược điểm lớn nhâ’t của vòng tránh thai là nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tụt vòng. Theo những nghiên cứu gần đây, vói việc sử dụng vòng tránh thai hiện đại, thao tác vô trùng, nguy cơ viêm vùng chậu là râ’t thâ’p (nếu đặt vòng tránh thai đúng kỹ thuật, tỷ lệ tụt vòng trong 6 tháng đầu chỉ khoảng 3%), chủ yếu xảy ra ở những phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc đang mắc bệnh ở thời điểm đặt vòng tránh thai. Điều này sẽ được giảm thiểu nhờ việc sàng lọc đối tượng thích hợp. Mặc dù vòng tránh thai có tác dụng tốt để ngăn cản thai trong tử cung, nhưng nếu một người đang đặt vòng tránh thai mà mang thai thì khả năng thai ngoài tử cung sẽ cao hơn so với người không áp dụng biện pháp tránh thai nào.
Hỏi: Nên khắc phục những tác động tiêu cực của vòng tránh thai như thế nào?
Đáp: Nếu không hợp hoặc bị dị ứng với vòng tránh thai, nó sẽ khiên bạn đau bụng, đau lưng hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây thiếu máu.
Thêm nữa, nếu bạn bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm phần phụ và có thể gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có từ 2,5 – 3% số phụ nữ do đặt vòng mà bị nhiễm trùng đường sinh dục, trong đó 1,5 – 2% là nhiễm trùng ở dạng nhẹ, không gây hậu quả gì đáng kể nhưng 1% đã buộc phải tháo bỏ vòng.
Do đó, nếu trong thời gian mang vòng mà thây có triệu chứng viêm nhiễm như dịch âm đạo vàng, xanh, ra nhiều, mùi hôi khó chịu, âm hộ ngứa ngáy, bạn hãy đi khám ngay để được chữa trị. Khi điều trị, cán bộ y tế có thể tạm tháo vòng, trong thời gian đó, bạn hãy sử dụng một biện pháp tránh thai khác.
Hỏi: Sau khi đặt vòng, cần phải làm gì?
Đáp: Nghi ngơi. Sau khi đặt vòng bạn nên nằm yên nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ. Không mang vác hay làm việc nặng ít nhất trong 1 tuần sau khi đặt vòng.
Không ngâm mình trong nước lâu ví dụ như tắm ao hoặc làm đổng.
Sau khi đặt vòng 2 tuần mới nên quan hệ tình dục.
Điều quan trọng là cứ 3 đến 6 tháng bạn nên đến bác sĩ khám lại.
Bên cạnh đó bạn tự kiểm tra vòng tránh thai của mình sau mỗi kỳ kinh nguyệt bằng cách kiểm tra dây vòng. Bạn có thể cảm nhận được dây vòng bằng cách cho ngón tay vào âm đạo. Và bạn cần lưu ý là phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi kiểm tra. Nếu thây dây vòng ngắn hơn bình thường có thể vòng đã bị lệch chỗ. Còn nếu dây này biến mât, có thể vòng đã bị tuột. Nếu không thấy dây vòng, bạn hãy đến bác sĩ ngay để được tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ.
Hỏi: Tại sao đặt vòng mà vẫn có thai?
Đáp: Nguyên nhân việc đặt vòng mà vẫn có thai có thể do: vòng bị roi ra mà không biết; vòng trong khoang tử cung ở vị trí thâp gần cửa cổ tử cung, không khống chế được vai trò phát triển và quá trình đưa phôi vào trong tử cung; kích cỡ của vòng không phù hợp với kích thước của tử cung hoặc do vòng đã bị biến dạng làm mất đi tác dụng của vòng tránh thai; nội mạc tử cung không thích ứng vói vòng tránh thai cho nên cũng không đạt được hiệu quả tránh thai mong muốn.
Tuột vòng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến có thai dù đã đặt vòng. Nguyên nhân gây tuột vòng:
- Vòng đã được đưa vào tử cung vẫn có thế tuột ra. Đối với tử cung, vòng là một loại dị vật. Vì vòng tránh thai có thế loại bỏ chức năng của tử cung làm cho tử cung bị co thắt khiến vòng bị tuột ra khỏi tử cung. Lúc này có thể xuâ’t hiện các hiện tượng như: đau lưng, đau bụng, ra nhiều khí hư, rong kinh. Vì vậy, sau khi đặt vòng, trong những tháng đầu rất dễ xảy ra các phản ứng do chưa thích ứng nên dẫn đến hiện tượng tuột vòng. Nếu vòng không bị tuột thì sau đó tử cung sẽ dần dần thích úng.
- Thời gian đặt vòng quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến tuột vòng. Thông thường, tỉ lệ tuột vòng chỉ chiếm từ 1- 14%. Ngoài việc không thích ứng nên dẫn đến tuột vòng, còn có 5 nguyên nhân khác:
- Do không nắm rõ vị trí đặt vòng cụ thể: Phụ nữ sau khi sinh non, tử cung thường râ’t to, hoặc trong thời kỳ cho con bú chưa xuât hiện kinh nguyệt trở lại nên tử cung râ’t nhỏ. Tử cung quá to hoặc quá nhỏ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tuột vòng.
- Do sa tử cung, cô’ tử cung bị tổn thưong nên khi đặt vòng cũng dễ bị tuột.
- Do kích thước của tử cung và kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp.
- Do chất lượng và hình dáng của vòng, như vòng rỗng thì châ’t lượng kém, vòng hỗn hợp nhựa kim loại dễ bị tuột, vòng kim loại có chất lượng mềm nên cũng dê bị tuột.
- Do vân đề về kỹ thuật đặt vòng, đó là khi đặt vòng đã không đưa được đến tận đáy tử cung, hoặc sau khi đặt vòng xong rút dụng cụ đặt vòng không cẩn thận đã kéo vòng ra theo gần miệng cổ tử cung, hiện tượng này cũng dễ dân đến bị tuột vòng.