Tìm hiểu cách chữa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm thường do bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Vậy nguyên nhân trẻ 1 tháng tuổi bị ho và cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào để đạt hiệu quả cao? 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để làm sạch đường thở cho hệ hô hấp non yếu của trẻ. Khi ho trẻ tống xuất các chất bài tiết, dị vật lạ trong đường hô hấp ra bên ngoài, cơ thể sẽ chọn phản ứng ho để tránh những tác nhân gây bệnh. 

Nói chung trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho thường xuất hiện 2 kiểu, đó là:

Ho khan: trẻ thở khò khè, trẻ bị cảm lạnh hoặc dị ứng, dẫn đến tình trạng ho khan

Ho có đờm: Nếu có đờm nhầy xanh, vàng, có thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. 

Triệu chứng ho ở trẻ nhằm mục đích giúp bố mẹ xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Từ đó có những phương pháp điều trị cụ thể: 

Trẻ bị cảm lạnh: Trẻ ho có đờm, bị sặc nước bọt chính là dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh. Dấu hiệu này kèm theo những biểu hiện hơi thở không khô, thở nhanh cả ngày lần đêm. 

Trẻ bị cảm lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

Trẻ bị trào ngược dạ dày: Sau mỗi bữa ăn trẻ hay ho khan, khò khè, thở dốc và bị đứt quãng. Đây chính là dấu hiệu của tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày. 

Trẻ bị ho gà: trẻ bắt đầu xuất hiện những cơn ho kéo dài, xuất phát từ những kích thích nhỏ. Khi trẻ ho nhiều, các cơn ho kéo dài, kèm theo sốt nhẹ, thở rít nghe the thé như tiếng gà. Đồng thời, da mặt trẻ thường tím tái do ngừng thở. Những triệu chứng này nổi bất nhất khi trẻ bị bệnh ho gà. 

Viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm họng cấp: Với những triệu chứng của bệnh này thường là trẻ bị ho kéo dài, dai dẳng kèm theo tình trạng khó thở, thậm chí trẻ sốt cao trên 39 độ C.

Gặp vấn đề về đường hô hấp: trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm có thể là do bị nhiễm virus hợp bào hô hấp. Ngoài ra, nhiều trẻ thở khò khè là vì hệ hô hấp dưới tăng tiết dịch nhầy gây tắc nghẽn. Tuy nhiên đây là cơ chế chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh hoặc dị vật nằm trong khí quản của bé. 

Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi, hóc dị vật, mùi thuốc lá… cũng khiến trẻ bị ho. 

Tham khảo: Sức khỏe giới tính

Có nên dùng thuốc khi trẻ sơ sinh bị ho không?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc điều trị khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm. Khi trẻ bị ho có đờm cha mẹ cần ưu tiên các biện pháp chăm sóc, giảm tình trạng ho và điều trị không cần dùng thuốc cho trẻ. Sau khi thực hiện những biện pháp này không mang lại hiệu quả thì việc dùng thuốc cho bé cần được sự chỉ đạo của bác sĩ chuyên khoa.

Việc tự ý mua thuốc cho bé để giảm triệu chứng ho có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì vậy, cha mẹ cần tuyệt đối không được mua bất kỳ sản phẩm có tác dụng giảm triệu chứng ho nào khi không có sự cho phép của bác sĩ. Bởi việc tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ có thể khiến trẻ bị sốc, thậm chí còn rất nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi, ho và kèm theo những triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe , sinh hoạt hàng ngày như trẻ bỏ ăn, mệt mỏi, sốt cao, khó thở, có đờm xanh, đờm vàng… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị ngay lập tức. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi những triệu chứng của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm do viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.

 Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn

Nhiều cha mẹ thắc mắc cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào? Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc giảm ho an toàn cho bé 1 tháng tuổi bị ho hiệu quả dưới đây:

Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn

Bé 1 tháng tuổi bị ho phải làm sao? Do trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa uống được nhiều nước. Cho nên cha mẹ cần bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé bú nhiều hơn. Bởi khi cung cấp đủ nước cho cơ thể bé sẽ giảm chất nhầy trong mũi, làm dịu họng và giảm ho nên biện pháp tốt nhất là cho bé bú nhiều hơn. Đồng thời, dòng sữa mẹ vừa giúp tăng sức đề kháng cho bé, giúp làm dịu họng, giảm tiết dịch chất nhầy, giảm ho cho trẻ hiệu quả. 

Làm sạch mũi cho bé

Bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi cũng là điều thường thấy. Nếu thấy trẻ ho kèm tiết dịch mũi gây nghẹt mũi khó thở thì cha mẹ nên chủ động làm sạch đường thở cho bé. Mẹ có thể thực hiện cách nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho bé, sau đó hút dịch mũi. Nước muối có công dụng làm loãng dịch mũi, giảm sưng ho ở đường hô hấp tương đối hiệu quả. Đối với trường hợp trẻ nhiều dịch mũi, hoặc mũi đặc, nhất là với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sức khỏe yếu nên chưa tự ho để tống dịch ra ngoài. Chính vì vậy, cha mẹ cần sử dụng các dụng cụ hút hỗ trợ để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. 

Bé 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi cũng là điều thường thấy.

Tạo môi trường ẩm vừa đủ cho bé

Môi trường xung quanh ô nhiễm, không khí khô, kèm theo độ ẩm thấp cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị 1 tháng tuổi bị ho. Vì vậy, cha mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm vừa phải cho phòng ngủ, để giúp trẻ thông thoáng đường thở, dễ ngủ để giảm tình trạng ho hơn. 

Loại bỏ các chất kích thích có hại

Một trong những việc cha mẹ nên làm là loại bỏ các tác nhân kích thích đường hô hấp dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, ho cho trẻ sơ sinh. Những tác nhân đó là khói bụi, phấn hoa, thời tiết lạnh…

Tuyệt đối không dùng mật ong 

Nhiều mẹ truyền tai nhau cho bé sử dụng mật ong để chữa ho. Mật ong được biết là bài thuốc dân gian trị những cơ ho hiệu quả nhưng không được sử dụng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. 

Vỗ rung long đờm cho bé

Đối với trường hợp trẻ ho có đờm, mẹ nên dùng cách vỗ rung long đờm cho trẻ bằng cách khum bàn tay lại rồi vỗ vào sau lưng của trẻ. Nên nhớ vỗ đúng phần giữa 2 bả vai mẹ nhé. Đồng thời, nên để trẻ nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc, sau đó vỗ liên tục, nhưng nhớ là cần vỗ nhẹ nhàng. Sau khi vỗ rung long đờm cho bé, có thể trẻ sẽ xuất hiện cơn ho nhiều hơn và nôn trớ ra đờm. Lưu ý, nên vỗ rung long đờm cho bé khi đói, thời gian tốt nhất là vào buổi sáng khi trẻ ngủ dậy và chưa ăn gì.

Mẹ nên dùng cách vỗ rung long đờm cho trẻ bằng cách khum bàn tay lại 

Massage cho bé

Khi trẻ bị ho mẹ hãy dùng cách massage bàn chân cho bé. Hãy dùng một vài giọt tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà… thoa lòng bàn chân cho bé. Cần lưu ý ở vị trí huyệt dung tuyền (chỗ lõm nhất dưới gan bàn chân của bé). 

Đừng quên theo dõi thân nhiệt của trẻ

Khi bé 1 tháng tuổi bị ho mẹ đừng quên theo dõi thân nhiệt của trẻ. Khoảng thời gian theo dõi thân nhiệt từ 2-3 tiếng/ lần và tốt nhất nên đo tại hậu môn. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện, không tự ý cho trẻ uống thuốc, để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. 

Trên đây, là cách chữa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ho có đờm mà cha mẹ nên tham khảo. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bậc cha mẹ cảm thấy yên tâm hơn khi chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi gặp tình trạng ho có đờm, cũng như sẽ biết cách xử lý kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!

 

Cách quan hệ lâu 30 phút