Đối với nhiều bà mẹ thì khái niệm về tam cá nguyệt khá là mới mẻ và còn nhiều thắc mắc khi được các y bác sĩ nhắc tới. Vậy tam cá nguyệt cụ thể là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Tam cá nguyệt
Đây là thuật ngữ được y học hiện đại dùng để ám chỉ các quãng thời gian trong một chu kỳ mang thai khi người phụ nữ mang trong mình một bào thai kéo dài khoảng 280 ngày (kể từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng), nhằm mục đích:
- Quan sát được những thay đổi về thể chất, tinh thần của phụ nữ khi có thai.
- Sự hình thành và phát triển về hình dáng, trọng lượng, chức năng các bộ phận… của thai nhi khi nằm trong tử cung của mẹ.
- Ngoài ra, dựa vào các tam cá nguyệt này ta có thể chuẩn bị các vấn đề liên quan đến thai nghén, những điều cần lưu ý trong quá trình mang thai để từ đó đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho mẹ và bé.
Sự phân chia các tam cá nguyệt trong thai kỳ
Để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá tình trạng của mẹ và bé, người ta chia thai kì thành ba giai đoạn – hay còn được gọi là 03 tam cá nguyệt lần lượt như sau:
- Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kì): bắt đầu từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng cho đến hết tuần thứ 13 của thai kì.
- Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): được tính từ ngày đầu của tuần thai thứ 14 đến hết tuần thai thứ 27.
- Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): bắt đầu từ tuần thứ 28 đến khoảng tuần thứ 40 hoặc khi mẹ bầu chuyển dạ sinh thai nhi.
Và giờ hãy khám phá các tam cá nguyệt này nhé!
Bước vào tam cá nguyệt đầu tiên
Là giai đoạn người phụ nữ có những thay đổi đáng kể từ thói quen sinh hoạt (như mệt mỏi, căng thẳng…), ăn uống (thèm ăn vặt, sợ một số mùi đồ ăn, ốm nghén…), biến đổi trong cơ thể (như sự tăng giảm nồng độ nội tiết tố, chức năng tiêu hóa, tuyến vú phát triển…) cho đến cảm xúc cùng với đó là sự hình thành và lớn lên của bào thai.
Mẹ bầu cần chú ý các mốc khám thai quan trọng nhằm đánh giá thai nhi:
- Từ 4 – 6 tuần đầu tiên đi kiểm tra xem bào thai đã nằm chắc trong buồng tử cung hay chưa.
- Thai nhi được 6 – 8 tuần tuổi đi siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và xem tim thai.
- Vào tuần thứ 12 đi tái khám để đo độ mờ da gáy đánh giá tỉ lệ mắc hội chứng Down ở trẻ cũng như dự đoán ngày bé ra đời (tương đối chính xác vào độ tuổi thai này).
Ngoài ra, mẹ bầu cần làm các xét nghiệm liên quan về máu, nước tiểu hay các test về bệnh lây truyền để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho phụ nữ khi mang thai vì trong thời điểm này sức miễn chj của nữ giới suy giảm rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, ta cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu nhất là vitamin, acid folic, sắt… chia nhỏ các bữa ăn, đảm bảo thức ăn dễ tiêu và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hạn chế vận động quá mạnh, cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Giữ một tinh thần thoải mái, không nên sử dụng chát kích thích, thức khuya và đặc biệt là bạn nên hạn chế hoặc kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn này.
Đi vào tam cá nguyệt thứ hai
Các mẹ bầu sẽ cảm thấy mọi thứ thoải mái và sức khỏe ổn định hơn khi mà tạm biệt những cơn ốm nghén. Điều mà bạn cần chú ý trong giai đoạn này đó là:
- Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu một cách tích cực nhưng khoa học và đảm bảo đầy đủ dưỡng chất như canxi, sắt… và cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
- Tìm kiếm các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay yoga… sẽ giúp các mẹ bớt căng thẳng, sự tê bì chân tay, tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe.
- Lựa chọn tư thế nghỉ ngơi thoải mái, nhất là khi ngủ, bạn nên tránh các tư thế gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé và gây khó chịu cho chính mình. Tư thế được khuyến cáo nhiều nhất là nằm nghiêng sang bên trái, có thể kết hợp thêm gối dựa lưng, kê chân.
- Bụng của phụ nữ khi mang thai từ tháng thứ 4 trở đi cũng bắt đầu to hơn khiến cho da bụng căng và rạn da, vì vậy việc chăm sóc da hàng ngày là không thể bỏ qua. Bạn nên sử dụng các loại mĩ phẩm thiên nhiên có tác dụng tăng độ ẩm cho da thích hợp với mẹ bầu kết hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi những bộ quần áo, váy rộng rãi, phù hợp cho tuần thai này và cũng nên lên kế hoạch tài chính để mua sắm đồ dùng cần thiết để chào đón bé ra đời nha!
- Và điều quan trọng mà bạn không thể quên đó chính là khám thai định kỳ nhằm kiểm soát sự phát triển của thai nhi cũng như các yếu tố liên quan tới sức khỏe của phụ nữ khi mang thai như kiểm tra bất thường của tử cung, làm xét nghiệm đường máu đánh giá đái tháo đường thai kỳ hay loại bỏ nguy cơ tiền sản giật.
Tam cá nguyệt thứ ba – Chặng cuối của hành trình chào đón thiên thần bé bỏng
Đoạn đường về đích ngày một gần hi vọng là các mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng những đồ dùng cần thiết cho việc sinh nở từ tài chính, đồ cho mẹ và bé, nơi mình sinh con, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đến tâm lý…
Nên xem: Các tư thế nằm an toàn cho bà bầu khi mang thai
Mẹ bầu:
Cân nặng: sẽ tăng cân nhanh vào đầu tam cá nguyệt (từ tuần thứ 28 – tuần tuổi thai thứ 37) và có dấu hiệu tăng chậm hoặc ngừng tăng cân vào những tuần cuối sắp sinh. Bên cạnh đó, thai nhi lớn dần và tụt thấp xuống gây chèn ép bàng quang kích thích bà bầu nhanh đi tiểu, đi lại cũng trở nên khó khăn kèm theo tình trạng phù nề, giãn tĩnh mạch hai chi dưới, chuột rút, những cơn đau lưng, cơn gò trở nên thường xuyên hơn… khiến cho mẹ bầu càng mệt mỏi và khó chịu.
Do đó, trong thời gian này phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi nhiều hơn (tư thế nghiêng về bên trái hay khi ngồi hoặc nằm có gối êm kê chân…), nên tập một số động tác đương giản tốt cho sinh nở như tập thở, nghe nhạc thư giãn tinh thần… Chế độ dinh dưỡng hợp lý, vào những tuần cuối trước sinh bà bầu có khả năng bị tiêu chảy nên ta cần đảm bảo việc an toàn thực phẩm, bổ sung chất xơ, nước và điện giải… Mặc đồ rộng thoải mái, không đi dày, dép đế nhọn, cao…
Đối với thai nhi:
Cân nặng của trẻ tăng nhanh và gần như chiếm ¾ trọng lượng cơ thể trong suốt quá trình mang thai, cácbộ phận cơ thể cũng như chức năng của chúng trở nên hoàn thiện để đảm bảo được sự thích nghi của trẻ khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Trong thời gian nước rút này thì đi khám thai định kỳ vẫn không thể bỏ sót, nhất là các mốc khi thai nhi được 28 – 32 tuần và các tuần gần ngày dự kiến sinh nên đi kiểm tra siêu âm đánh giá tình trạng thai nhi (như về cân nặng, ngôi thai…), bánh rau, nước ối… Đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ mang thai trong ba tháng cuối. Đặc biệt, các mẹ cần nắm vững các dấu hiệu của chuyển da hay những bất thường xảy ra để nhanh chóng xử trí như ra máu âm đạo, xuất hiện các cơn gò tử cung thường xuyên liên tục…
Hi vọng bài viết trên sẽ giải đáp được thắc mắc về khái niệm tam cá nguyệt cũng như sơ lược những điều tất yếu mà bạn cần nắm trong mỗi giai đoạn của quá trình mang thai. Chúc các bạn may mắn!