Với phụ nữ bình thường đau bụng dưới là dấu hiệu sắp đến kỳ kinh nguyệt hoặc đang vào quá trình rụng trứng. Ngoài ra đó là dấu hiệu của bệnh phụ khoa, viêm nhiễm đường sinh dục,…cũng là dấu hiệu mang thai ban đầu của phụ nữ. Nhưng tùy vào nguyên nhân mà thai phụ nên đến thăm khám bác sĩ hay không. Trong bài viết này chúng tôi phân tích một số nguyên nhân thường gặp về đau bụng dưới khi mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai
Mẹ bầu ăn uống không đủ chất
Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu không có ăn uống đủ chất sẽ dễ dẫn đến thai nhi bị thiếu chất, kém phát triển hoặc phát triển chậm so với những bào thai cùng tháng. Mẹ uống quá ít nước không đủ số lượng để cung cấp cho cơ thể mình lẫn thai nhi sẽ khiến người phụ nữ có hiện tượng đau bụng dưới.
Những cơn đau này tuy không mạnh như râm ran khiến thai phụ cảm thấy khó chịu. Nếu không nhanh chóng xây dựng lại chế độ ăn phù hợp thì trẻ sinh ra nhẹ cân, thiếu chất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ, khung xương. Chế độ dinh dưỡng của người phụ nữ mang thai phải cung cấp đủ chất để cơ thể họ duy trì được cân bằng và nuôi sống thai nhi. Bạn ăn món gì trẻ ăn món đó, bạn ngủ trẻ cũng ngủ, hãy tập thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để thai nhi phát triển bình thường nhé!
Xem thêm: Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu
Hiện tượng thai làm tổ ở tử cung
Sau quá trình thụ thai lúc này bào thai bắt đầu di chuyển vào làm tở ở buồng tử cung. Trong những ngày này người mẹ sẽ cảm thấy bụng dưới có những cơn đau râm ran. Đừng quá lo sợ đây là một hiện tượng rất bình thường khi mang thai, sau 2 – 3 ngày sẽ không còn nữa. Thông thường nhiều mẹ bầu khi bị đau bụng dưới cảm thấy rất lo sợ, nhất là sợ sảy thai vì lúc vừa cấn bầu thai nhi rất nhỏ nếu không cẩn thẩn sẽ không giữ được.
Gặp bất kỳ dấu hiệu gì đáng ngờ bạn đều có thể thăm hỏi bác sĩ hoặc nghe ý kiến của những người đi trước để biết được bản thân đang gặp vấn đề gì. Thả lỏng tinh thần để cơ thể không bị căng thẳng, cũng đừng vì quá lo sợ mà ảnh hưởng đến ăn uống và ngủ nghĩ. Dinh dưỡng và giấc ngủ của mẹ bầu vô cùng quan trọng đấy, thời điểm ấy là lúc phát triển của bào thai, bạn nên thư giãn đầu oc đừng quá áp lực chuyện mang thai.
Thai ngoài tử cung
Đây là một bệnh lý rất thường gặp khi mang thai, thai ngoài tử cung là hiện tưởng bào thai làm tổ bên ngoài tử cung. Theo đúng như cấu tạo bình thường thì sau khi thụ thai, bào thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung nhưng vì một số nguyên nhân nào đó mà chúng lại làm tổ bên ngoài tử cung. Mẹ bầu mang thai ngoài tử cung sẽ thường xuyên cảm thấy đau bụng dưới, cơn đau sẽ tăng dần theo tần suất khi bao thai phát triển lớn dần.
Đi kèm với những cơn đau nhói ở bụng dưới thì mẹ bầu còn bị ra huyết âm đạo. Tuy ra không nhiều nhưng rỉ rả trong một thời gian dài. Thai ngoài tử cung đến một thời gian nhất định sẽ vỡ, chúng ta không đoán được chính xác thời gian thai sẽ vỡ. Vì thế mà bạn phải đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp, cần thiết sẽ thực hiện một số phẫu thuật cắt bỏ thai để bảo toàn tính mạng cho người mẹ.
Bạn nên biết rằng nếu thai ngoài tử cung bị vỡ nhưng không kịp cấp cứu sẽ dẫn đến xuất huyết ổ bung đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Thai ngoài tử cung có thể khiến phụ nữ bị tổn thương tử cung khá nặng và cần nhiều thời gian để hồi phục. Khả năng mang thai sau này cũng thấp hơn rất nhiều nếu bạn không điều trị kịp thời và đúng cách.
Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung? Biến chứng – Điều trị
Bong nhau thai
Thực tế hiện tượng bong nhau thai hay xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ và chúng thường bong sai khi người phụ nữ sinh em bé. Nhau thai bong ra khỏi tử cung khiến bạn cảm thấy đau đớn vì lúc này tử cung rơi vào trạng thái căng cứng dẫn đến có những cơn đau bụng dưới râm ran. Vào tháng cuối thai kỳ khi nhau thai sắp bong ra khỏi tử cung dịch ở âm đạo thai phụ sẽ tiết ra nhiều hơn, đôi khi có cả huyết nâu hoặc đen.
Nhiều mẹ bầu đã quen với những cơn gò bụng trong quá trình mang thai vì bị bé đạp nên không nghĩ rằng bản thân đang có dấu hiệu sắp sinh. Đau bung dưới cũng là một hiện tượng thông báo rằng bạn sắp đến ngày lâm bồn, em bé đã đến lúc phải chào đời. Các mẹ nên lưu ý dấu hiện này nhé, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể sẽ có nhiều dấu hiệu cho thấy bạn sắp phải vượt cạn rồi đấy!
Mẹ bầu bị táo bón, sình bụng
Táo bón, sình bụng là những hiện tượng thường gặp trong suốt quá trình mang thai của người phụ nữ. Có vài trường hợp người phụ nữ bị sình bụng liên tiếp nhiều ngày những vẫn không biết đó là dấu hiệu của mang thai. Vì đôi khi bạn ăn không tiêu cũng dẫn đến sình bụng và nhất là khi cơ thể bắt đầu tới tháng cũng thường hay bị táo bón. Nhưng bạn đừng quá lo lắng khi phụ nữ mang thai sẽ có rất nhiều dấu hiệu khác nhau chỉ cần bạn chú ý một tí là có thể nhận ra được.
Trong qua trình dưỡng thai mẹ bầu đôi khi sẽ bị táo bón vì ăn uống thiếu chất hoặc uống quá ít nước. Ngoài ra thì chúng ta nên chú ý không nên ăn quá nhiều đồ chiên xào, không nên tắm khuya, thức khuya đó là những thói quen không tốt ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé.
Đau bụng dưới khi mang thai có dẫn đến sinh non không?
Đau bụng dưới thường xuyên đi kèm với huyết ra nhiều thì đó là một dấu hiệu dẫn đến sinh non mà các thai phụ cần phải chú ý. Nếu bạn chỉ là những cơn đau thoáng qua hoặc bụng dưới đau là do một số nguyên nhân bên trên thì có thể yên tâm sức khỏe của bạn không sao cả. Nếu cảm thấy cơn đau tăng dần theo từng ngày, mệt mỏi, âm đọa ra huyết nhiều thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Nhất là với các thai phụ đã từng sinh non thì với lần tiếp theo mang thai phải cực kỳ cẩn thận. Chú ý đến việc di chuyện và chế độ ăn uống tẩm bổ đúng cách để giữ cho sức khỏe tốt lẫn thai có sự phát triển hoàn thiện. Nhiều mẹ bầu có sức khỏe bình thường, thai nhi cũng được chẩn đoán phát triển ổn định nhưng vẫn gặp phải trường hợp thai lưu. Để tránh những tình trạng này tốt nhất bạn phải lưu tâm đến việc ăn uống, sinh hoạt vợ chồng, ngủ nghỉ đúng giờ giấc và tránh những áp lực về tinh thần.
Đau bụng dưới khi mang thai có phải là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa không?
Viêm nhiễm phụ khoa là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, có thể do bạn giữ vệ sinh không đúng cách hoặc quan hệ không sạch sẽ. Với những thai phụ mắc phải viêm nhiễm khi mang thai nên đến gặp các bác sĩ để lắng nghe lời khuyên hoặc có hướng điều trị cụ thể. Vi khuẩn có thể theo đường âm đạo đi vào tử cung gây hại cho bào thai trong bụng. Em bé trong bụng rất nhỏ không đủ sức đề kháng để chống chọi lại sự tấn công của những loại vi khuẩn này.
Để tránh viêm nhiễm thai phụ nên vệ sinh âm đạo bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Tăng cường ăn nhiều rau củ quả và uống nước đầy đủ mỗi ngày. Việc ân ái vợ chồng khi mang thai cũng nên sử dụng biện pháp để bảo toàn sức khỏe cho mẹ và bé. Bố nên lưu ý rằng không nên thổi hơi vào âm đạo của mẹ, làn hơi này có thể đem vi khuẩn từ bên ngoài vào trong tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe của con.