Trong suốt quá trình mang thai, tâm lý, chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp luôn là những danh mục mà ta thực hiện nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, trong đó có tư thế ngủ – một điều cực kỳ quan trọng giúp cải thiện thể chất và tinh thần cho phụ nữ có thai cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi qua mỗi giai đoạn của thai kỳ. Vậy mẹ bầu nằm ngủ ở tư thế nào là tốt nhất, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tư thế ngủ nào là tốt nhất cho mẹ và thai nhi?
Trong quá trình mang thai, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ được khuyến khích thực hiện nhất, ở tư thế này không những làm giảm tình trạng đau mỏi cho mẹ bầu mà còn tránh chèn ép lên hệ thống mạch máu từ đó đảm bảo được lưu lượng tuần hoàn máu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và oxy cho thai nhi.
Các tư thế nằm nghiêng bạn nên biết:
- Nằm nghiêng kê gối cao vừa phải ở đầu và vai để giảm bớt được việc đau mỏi vai gáy.
- Nằm nghiêng kê gối mỏng dưới lưng, tạo một góc 30 độ với giường để tựa tạo cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu.
- Nằm nghiêng có gối kẹp giữa hai chân nhằm giảm áp lực xuống vùng chậu hông.
Tư thế ngủ cho bà bầu trong chu kỳ mang thai
Trong 03 tháng đầu của thai kỳ
Đây được cho là khoảng thời gian biến động nhất với nhiều sự thay đổi của cơ thể nữ giới từ sự thay đổi đột ngột nồng độ hormone sinh dục, khẩu vị ăn hay chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi… gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi như mẹ bầu hay buồn nôn, nôn, ợ nóng, ợ hơi, mệt mỏi, buồn ngủ… thai nhi thì có thể dinh dưỡng hay oxi. Tư thế ngủ thích hợp sẽ giúp cải thiện phần nào những biểu hiện này nhằm đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ mang thai và thai nhi.
Nên xem: Những công việc cần chuẩn bị khi sắp mang thai
Tư thế ngủ đó là:
- Nằm nghiêng sang một bên, nhất là ngủ nằm nghiêng sang bên trái là một tư thế được cho là lý tưởng cho mọi thời điểm trong thai kỳ giúp cho mẹ giảm gánh nặng, tránh tình trạng khó chịu và luôn duy trì tốt được lượng máu và oxi cung cấp cho thai nhi.
- Bạn có thể lót thêm chiếc gối mỏng ở sau lưng và dưới bụng để giấc ngủ được thêm thoải mái hơn.
- Ngoài ra, ở những tuần đầu thì bạn có thể nằm ngửa hay sấp theo ý muốn của bạn, nhưng nếu thấy không thoải mái khi nghỉ ngơi hay đau mỏi thì nên chủ động thay đổi tư thế nằm nghiêng cho phù hợp nhé!
Tư thế nằm cho mẹ bầu trong ba tháng giữa chu kỳ
Bước vào những tuần tuổi thai này phụ nữ đang mang thai sẽ dần bớt mệt mỏi, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những biến động khiến cho bạn khó ngủ hơn do thai nhi to dần chèn ép lên phía trên khiến bạn có thể khó thở, có chứng ợ nóng hay nằm nghỉ mà lì bì, miên man… Trong tình huống này thì việc nằm nghiêng là lựa chọn tối ưu nhất, nếu bạn bị ợ nóng thì ngoài nằm nghiêng, gối kê đầu cần giữa cao hơn chút sẽ là một ý kiến không tồi giúp cải thiện tình trạng này cho bạn, còn nếu cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi nghỉ ngơi, lúc ngủ bạn hãy đặt thêm gối mỏng dưới bụng và sau lưng để giảm áp lực cho cơ thể.
Ba tháng cuối thai kỳ nên nằm ở tư thế nào?
Đây là giai đoạn đếm ngược chờ ngày bé ra đời, thai nhi phát triển và dịch chuyển chủ động và mạnh mẽ hơn khiến cho bụng bạn to hơn và nhô ra nhiều hơn gây chèn ép các bộ phận khác làm bạn cảm thấy không dễ chịu chút nào, khó thở và có thể phù lên. Và càng về những tuần cuối gần dự kiến khi thai nhi tụt thấp xuống tử cung gây kích thích bàng quang làm cho phụ nữ mang thai tăng lượt đi tiểu, nhất là về đêm.
Tất cả những điều này khiến cho giấc ngủ của mẹ bầu không được trọn vẹn, mệt mỏi tăng thêm, trong tình trạng này tư thế nằm nghiêng về bên trái ngủ là lựa chọn thích hợp nhất cho bạn không chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà còn những chèn ép vào mạch máu đảm bảo lượng mmaus lưu thông nuôi dưỡng thai. Bạn có thể kê thêm gối sau lưng hoặc ôm một chiếc gối để ngủ được tốt hơn.
Những tư thế nằm mẹ bầu nên tránh
-
Nằm sấp ngủ khi mang bầu
- Trong giai đoạn đầu của chu kỳ mang thai thì việc nằm sấp không ảnh hưởng nhiều cho mẹ và bào thai.
- Tuy nhiên, khi bước sang tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi thai nhi phát triển và dịch chuyển gây chèn ép nhiều cơ quan trong ổ bụng, lồng ngực nên sẽ làm các mẹ cảm thấy khó chịu và không được thoải mái để nghỉ ngơi, do đó chủ động tránh nằm sấp và chuyển sang tư thế ngủ dễ chịu hơn là việc mà các mẹ nên làm.
-
Tư thế nằm ngửa khi ngủ
- Đây là tư thế thoải mái nhất để chúng ta nghỉ ngơi nhưng đối với phụ nữ đến cả những tuần đầu mang thai. Nhưng khi bước vào tuần thứ 13 của thai kì trở đi thai nhi lớn dần, tạo sức ép lên cột sống, hệ cơ lưng, vùng chậu làm mẹ bầu hay đau nhức xương khớp hay phù nề, bên cạnh đó còn chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch máu gây ảnh hưởng tới thai nhi trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng và oxy.
- Thay vào đó bạn có thể kê gối dưới lưng để thử tư thế nửa nằm nửa ngồi, với tư thế ngủ này bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi mà áp lực ở khoang bụng được giảm xuống so với nằm ngửa để nghỉ ngơi.
-
Nằm nghiêng sang bên phải
- Thông thường vào các tháng cuối thai kỳ, thai nhi có xu hướng quay sang phía bên phải làm co tử cung nghiêng sang phải nhiều hơn gây chèn ép các mạch máu tại đây làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bạn cũng có thể bắt gặp tình trạng chóng mặt, ngáy ngủ hay khó thở khi nằm ngửa.
- Trong giai đoạn này các mẹ được khuyên nằm nghiêng sang trái sẽ giúp tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng, nhờ đó mà lượng oxy được cung cấp đủ cho thai nhi.
Có thể bạn chưa biết: Thai bao nhiêu tuần thì sinh
-
Nằm gục xuống bàn
- Một tư thế ngủ khá phổ biến của giới văn phòng khi tranh thủ thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thì nằm gục xuống bàn lại làm giảm lượng máu lưu thông cho cho mẹ và thai nhi, do đó việc chuẩn bị gối cho ghế tựa và bổ sung thêm một ghế để kê cao chân lên khi nghỉ ngơi là một ý kiến giúp bạn tận hưởng trọn vẹn những phút giải lao.
Lời khuyên cho bạn
- Đệm để nằm ngủ cần lựa chọn đệm chính hãng, không quá mềm, an toàn cho bà bầu.
- Nên mắc màn khi ngủ để tránh sự tấn công của côn trùng, sinh vật gây bệnh.
- Nên sử dụng gối dành riêng cho bà bầu, bạn có thể sử dụng thêm gối ôm phía trước và gối để kê dưới lưng nhằm giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon.
- Khi thai nhi phát triển kéo theo đó là sự xuất hiện thường xuyên hơn của chuột rút, phù chân… Do đó, ta có thể sử dụng gối hay chăn mỏng để kê chân cao hơn trong lúc nghỉ ngơi để giúp máu lưu thông dễ dàng, đồng thời thuyên giảm các triệu chứng vừa nói ở trên.
- Các mẹ nên ngủ đủ giấc, tránh nằm ngủ quá nhiều gây mỏi người, bạn có thể tập các bài thể dục, động tác nhẹ phù hợp dành cho phụ nữ mang thai ở từng giai đoạn của thai kỳ để tăng sự dẻo dai và sức bền cho cơ thể.
- Nên nghỉ trưa từ 20 phút – 45 phút. Tránh thức quá khuya (từ 23 giờ trở đi). Khi ngủ nên tránh các ánh sáng mạnh, thay vào đó là sử dụng ánh sáng một màu nhẹ hoặc tắt hết điện sáng khi ngủ.
- Hạn chế sử dụng điện thoại hay xem tivi trước khi đi ngủ, nhất là những lúc tỉnh dậy giữa đêm.
- Để tránh gây gián đoạn giấc ngủ ban đêm thì ngoài ánh sáng, tiếng ồn thì bữa tối bạn nên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ tiêu nhưng ít chất lỏng hoặc uống nhiều nước, hạn chế đồ cay nóng, sử dụng các chất kích thích.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi vệ sinh (tiểu tiện) trước khi đi ngủ để có được một giấc ngủ sâu hơn mà không bị làm phiền bởi kích thích buồn đi tiểu từ bàng quang.
Hi vọng những thông tin mà chúng ta vừa tìm hiểu bên trên sẽ giúp bạn nhiều hơn trong việc tích lũy kinh nghiệm cho kế hoạch chuẩn bị và chăm sóc cho phụ nữ khi mang thai. Chúc các bạn thành công!