Tuần thứ 8 của thai kỳ không những thai nhi phát triển nhanh chóng mà mẹ bầu cũng có những thay đổi đáng kể về tâm lý, ngoại hình cùng với đó là tình trạng ốm nghén của tam nguyệt cá thứ nhất. Vậy những biến đổi đó là gì? Cần cải thiện như thế nào?
Thay đổi của thai nhi khi bước sang tuần tuổi thứ 8
Thai nhi đang tiếp tục lớn lên và hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể khi nằm trong bụng mẹ cho đến khi được sinh ra và tiếp xúc với môi trường bên ngoài, những thay đổi cụ thể này ta có thể thấy được qua siêu âm:
- Thai nhi được 8 tuần tuổi có cân nặng là 01gram và chiều dài đầu mông khoảng 16 mm.
- Phần đuôi của thai nhi đã biến mất.
- Các bộ phận quan trọng được định hình rõ nét hơn tại đúng vị trí và phát triển một cách nhanh chóng:
- Tim thai được phân thành bốn ngăn, có các vách tim. Tần số nhịp tim thu được dao động khoảng 120 – 160 chu kì/phút.
- Đầu của thai nhi vẫn lớn hơn so với các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể. Những đường nét trên khuôn mặt đã hiển thị khá rõ ràng.
- Hai cánh tay và cẳng chân của bé dài hơn, đoạn khuỷu tay, khoeo chân, các ngón tay, ngón chân hình thành rõ nét.
- Thai nhi đã bài tiết chất thải ra nước ối một cách thuần thục do hai quả thận của bé đang lọc máu và tạo được nước tiểu.
- Cơ quan sinh dục đã hình thành và phát triển nhưng chưa chuẩn đoán chính xác được giới tính của thai nhi.
Bạn có biết: Những thay đổi của cơ thể chị em khi mang thai tuần 38
Thay đổi của cơ thể phụ nữ khi thai nhi 8 tuần tuổi
- Vào tuần tuổi này, tình trạng ốm nghén vẫn còn xảy ra làm bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải khó tập trung làm việc hay sinh hoạt hơn, nó cũng ảnh hưởng tới khẩu vị và khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở bạn. Vì vậy, việc giữ một tâm lí ổn định, nghỉ ngơi the giờ sinh học và chế độ ăn đơn giản, dễ tiêu hóa là điều bạn cần làm.
- Ngoại hình của bạn là điều thay đổi tiếp theo mà ta có thể dễ nhận thấy vào tuần thứ 8 của thai kỳ ngực của bạn đã to hơn (do sự kích thích của hormone) việc thay đổi sang size ngực lớn hơn sẽ giúp bạn thoải mái. Bên cạnh đó, vòng bụng của các mẹ bầu cũng nhích lên khi này những chiếc quần hay váy co giãn, rộng rãi sẽ trở nên thích hợp.
- Tử cung của phụ nữ mang thai sẽ giãn ra, đường kính đo được khoảng 16cm (bạn sẽ biết rõ hơn khi đi khám thai).
Lời khuyên cho mẹ ở tuần thai thứ 8
Tâm lý
- Điều đầu tiên mà mình muốn các bạn nhớ đó chính là lịch khám, siêu âm thai nhằm đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi.
- Trao đổi, lắng nghe tư vấn của các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản về chế độ ăn, nghỉ ngơi, luyện tập hay sử dụng các loại thuốc dành cho bà bầu trong thời kỳ này, nhất là khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bệnh lý như viêm phụ khoa, ra máu âm đạo, đau nhiều bụng dưới…
- Cơ thể phụ nữ đang mang thai có nhiều sự thay đổi gây nên những biến đổi về cảm xúc, những khó chịu, mệt mỏi xuất hiện thường xuyên hơn, do đó nên chú ý tránh những căng thẳng, stress từ công việc, cuộc sống thường ngày ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi. Luôn giữ tinh thần thoải mái và lạc quan.
Lối sống sinh hoạt
Hoạt động, nghỉ ngơi:
- Hít thở không khí trong lành, tham khảo các bài tập giúp thích nghi với sự thay đổi của cơ thể đều đặn mỗi tuần.
- Nên đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động hay làm việc quá sức, không nên thay đổi tư thế đột ngột (có thể làm bạn choáng váng, mất thăng bằng).
- Không nên thức khuya, ngủ đủ giờ, nghỉ ngơi trước 11h đêm.
- Nên kiêng hoặc hạn chế quan hệ tình dục ở ba tháng đầu của thai kỳ, nếu có quan hệ cần nhẹ nhàng và tìm hiểu các tư thế quan hệ thích hợp, tránh sự thô bạo.
Vệ sinh:
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh cũng như cơ thể, đặc biệt là vùng kín, khi mang thai nồng độ hormone sinh dục, pH âm đạo thay đổi đột ngột tạo thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Ở tuần thai này này nhiều mẹ bầu vẫn còn tình trạng nghén, buồn nôn, dễ nôn do đồ ăn. Vì thế mà ta càng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng:
Thức ăn
- Lựa chọn các các loại thực phẩm ít chất béo, dễ tiêu hóa. Trong thời gian này mẹ bầu cũng nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin, sắt và canxi không chỉ nhờ vào nguồn thực phẩm mà bạn có thể sử dụng đến các loại canxi, sắt hay vitamin tổng hợp dành cho bà bầu nhưng không gây đầy hơi, táo bón…
- Chia nhỏ các bữa trong ngày, xây dựng chế độ ăn hợp lý và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn.
- Hạn chế những món ăn có mùi khiến bạn khó chịu, cảm thấy nôn hay buồn nôn. Bạn có thể nhai hoặc ngậm kẹo hay bạn có thể ngậm sữa đóng dưới dạng giống đóng đá viên lạnh giúp bạn giảm thiểu được những cảm giác khó chịu trong thời gian ốm nghén này
- Nên tránh các đồ ăn có tính cay nóng hay quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp hay đồ ăn nhanh.
Đồ uống:
- Uống nhiều nước theo nhu cầu trong ngày, nhắc nhỏ bạn là nên uống từng ngụm nhỏ nha!
- Bạn nên dùng các loại sữa, trà thảo dược tốt cho sức khỏe mà phụ nữ có thai trong tam nguyệt cá thứ nhất sử dụng được.
- Tránh các đồ uống có chứa cồn, ga hay chất kích thích như rượu bia, cà phê…
Những thông tin mà mình vừa chia sẻ ở trên hi vọng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình chuẩn bị hoặc đang mang thai. Hãy nhận biết những biến đổi của thai nhi qua khám thai và chú ý những bất thường để đến ngay các cơ sở y khoa có uy tín để xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lối sống lành mạnh, phù hợp và hình thành nên những cuộc trò chuyện giữa ba mẹ và thai nhi từ tuần tuổi này đến khi chào đời nhé!