Với thiên chức làm mẹ, người phụ nữ nào trong đời cũng sẽ trải qua vài lần sinh nở. Tùy vào cơ địa mà thai kỳ của họ diễn ra như thế nào, có người ốm nghén, tăng căng liên tục. Vài chị em thì không nghén nhưng lại bị phù nề, trữ nước và không chịu được mùi quá nồng của thức ăn. Nhưng nhìn chung phụ nữ mang thai sẽ có rất nhiều điều cần lưu ý và một số điều kiêng kỵ mà chúng ta nên lưu ý.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách các mẹ bầu những điều cần chú ý khi mang thai mẹ vừa khỏe, bé cũng khỏe. Hãy cố gắng ghi chép hoặc tham gia một khóa thia giáo để chuẩn bị tinh thần cho việc làm mẹ của mình nhé!
Dinh dưỡng khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai điều quan trọng nhất mà thai phụ nào cũng phải chú ý đến. Chế độ ăn uống mỗi ngày chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào duy trì sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi sống cho thai nhi. Mỗi một món ăn người mẹ hấp thụ đều sẽ truyền vào bên trong cho thai nhi, vì thế mà người mẹ phải thận trọng trong việc chọn lựa thực phẩm. Có những món ăn mà mẹ cần tránh ở giai đoạn đầu thai kỳ như: hải sản, rau răm, tổ yến,…
Khi thai kỳ vào giai đoạn ổn định mẹ bầu có thể ăn uống trở lại bình thường, vẫn nên duy trì bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Một bữa ăn cho mẹ bầu sẽ có đủ món ăn chứa chất đạm, sắt, vitamin và chất khoáng. Mẹ bầu có xu hướng thích ăn rau xanh, trái cây thì làn da thai nhi khi sinh ra sẽ hồng hào, láng mịn. Còn người mẹ thít ăn thịt cua, trứng, sữa giúp thai nhi có một khung xương vững chắc, khỏe mạnh.
Sữa là món ăn không thể thiếu mỗi ngày của mẹ bầu, trung bình một ngày mẹ nên uống từ 1 – 2 cốc sữa để giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn. Ngoài ra, những mẹ bầu bị ốm nghén nặng, ăn bất kỳ món ăn gì cũng cảm thấy khó chịu, có thể uống sữa nhiều hơn để tránh việc thai nhi bị chậm phát triển. Dinh dưỡng khi mang thai sẽ là nền tảng giúp trẻ có sự phát triển vượt bậc và duy trì được sự khỏe mạnh cho mẹ bầu. Vì vậy hãy quan tâm đến chế độ ăn uống của mình nhiều hơn mẹ bầu nhé!
Khám thai định kỳ
Khám thai là điều bắt buộc người mẹ nào cũng phải tuân theo và đi khám định kỳ theo sự sắp xếp của bác sĩ theo dõi. Thông thường giai đoạn đầu mới mang thai bạn có thể duy trì 1 tháng khám một lần để theo dõi tình hình của thai nhi. Vào giai đoạn ổn định thì có giãn cách số lần khám nhưng vẫn nên đi thường xuyên để bác sĩ kịp thời phát hiện những vấn đề đáng ngờ xảy ra với mẹ và bé.
Nhất là trong tình huống mẹ bầu được chẩn đoán sảy thai, dọa sinh non hay mắc bất kỳ bệnh lý nào trong thai kỳ thì nên thăm khám thường xuyên cho đến khi mọi chỉ số về lại ổn định. Mang thai ở 3 tháng cuối chúng ta nên thường xuyên đến gặp bác sĩ để cập nhật sức khỏe của bé, chọn lựa phương thức sinh sản phù hợp với thể trạng người mẹ. Khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ nắm rõ được tình trạng thai kỳ của người mẹ, kịp thời hỗ trợ điều trị bất kỳ trường hợp nào xảy ra đe dạo đến thai nhi.
Bạn có thể chọn khám tại bệnh viên phụ sản hoặc phòng khám tư nhân của một bác sĩ tin tưởng nào đó. Dù là ở đâu thì các bác sĩ vẫn sẽ theo dõi và hỗ trợ gia đình hết mức có thể. Khi đến khám mẹ bầu nên đi cùng chồng hoặc người thân để thuận tiện cho việc làm giấy tờ hoặc thực hiện các bước kiểm tra. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, mẹ bầu nên đeo khẩu trang khi ra ngoài và nhất là hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính mình nhé!
Quan hệ vợ chồng khi mang thai
Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường mà cặp vợ chồng nào cũng sẽ thực hiện khi bắt đầu bước vào hôn nhân. Khi vợ mang thai là khoảng thời gian rất khó nhọc với người chồng, vì họ sẽ không được thỏa mãn nhu cầu đó mỗi ngày. Một phần nhiều quý ông sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ và con nên đã quyết định kiêng chuyện anh cho đến khi vợ trở lại bình thường.
Thực tế quan hệ ân ái trong thời kì mang thai không có gì nguy hiểm nếu người mẹ sẵn sàng và không thuộc vào những trường hợp được bác sĩ khuyên nên kiêng quan hệ. Điển hình người mẹ có dấu hiệu sinh non, từng sảy thai, cổ tử cung ngắn, mẹ bầu bị mắc bệnh phụ khoa,…thì nên kiêng chuyện ấy trong suốt 9 tháng 10 ngày. Còn ngoài ra ở trạng thái bình thường thì bạn có thể hoạt động bình thường miễn là người vợ cảm thấy thoải mái.
Quan hệ vợ chồng đôi khi là giải pháp giúp người mẹ giải tỏa căng thẳng, gắn kết cảm xúc giữa vợ và chồng nhiều hơn. Ở một số trường hợp khi mang thai người mẹ có ham muốn rất cao vì nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi đột ngột. Lúc này thì việc ân ái vợ chồng rất bình thường nếu chọn lưa tư thế, dùng lực đúng mực thì sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng với thai phụ.
Vận động thể thao khi mang thai
Nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu đúng về vấn đề vận động thể thao khi mang thai. Thai phụ vẫn được tham gia tập luyện thể dục thể thao nhưng không phải ở cường độ nặng như người bình thường. Mà chúng ta chỉ vận động ở mức độ nhẹ nhàng để thả lỏng cơ thể, giúp máu lưu thông đều đặn hạn chế những vấn đề tê bì chân tay hoặc phù nề do đi lại nhiều ở người phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể tham gia tập Yoga để điều hòa nhịp độ thở, nhiều người mẹ gặp phải vấn đề thở hụt hơi hoặc khó thở khi mang thai ở tháng thứ 5, thứ 6. Việc đi bộ, đạp xe đạp cũng là những vận động mà mẹ bầu có thể tham gia vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho thai nhi. Trừ những trường hợp mang thai từ hai bé trở lên hoặc sinh non, dạ con thấp thì chúng ta nên hạn chế vận động, di chuyển nên dành thời gian nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn.
Vận động thể thao ở cường độ cho pháp là phương pháp giúp mẹ bầu giải tỏa những áp lực khi mang thai. Sẽ càng hạnh phúc hơn khi cùng người chồng thể dục thể thao mỗi ngày, mẹ bầu có thể chia sẻ tâm sự cùng chồng những cảm xúc khi mang thai. Để quý ông thấu hiểu phần nào những khó khăn khi phụ nữ mang thai, họ cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn thế nữa.
Sắp xếp công việc khi mang thai
Đa số mẹ bầu thường nghĩ rằng ở những tháng đầu thai kỳ, em bé còn khá nhỏ chỉ cần để ý ăn uống, đi lại là được. Và sẽ có thói quen dồn hết công việc để chuẩn bị cho những ngày tháng vượt cản và ở cữ. Thực tế thì áp lực từ công việc, tần suất làm việc quá cao khiến thai phụ không còn đủ thời gian nghỉ ngơi cũng như ăn uống đầy đủ. Khiến em bé từ những tháng đầu đã chịu áp lực cùng mẹ, thiếu dinh dưỡng phát triển chậm hơn quá trình bình thường.
Khi đã bắt đầu mang thai thì cơ thể của bạn đã thay đổi và áp lực mang thai chính là điều khiến người phụ nữ trở nên lo lắng và hay cáu gắt. Nếu vẫn giữ cường độ làm việc liên tục như ngày trước sẽ khiến mẹ bầu bị căng thẳng tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức của bé. Vì vậy mẹ hãy sắp xếp cắt giảm bớt công việc, tốt nhất là cần có một người bên cần chia sẻ cùng bạn.
Bạn có thể chia việc cho đồng nghiệp hoặc lên một lịch làm việc khoa học, vừa có thời nghỉ vừa có thời gian hoàn thành việc một cách tốt nhất. Phụ nữ mang thai vừa phải chịu sức ép từ thay đổi của bản thân, vừa lo lắng cho sức khỏe của thai nhi, họ cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Cần được gia đình, bạn bè, đồng nghiệp chia sớt nỗi lo và áp lực, nhất là sự chăm sóc, nâng niu từ người chồng.
Ngày dự sinh và dấu hiệu sắp sinh
Trong sổ khám thai theo dõi tình trạng sức khỏe của các mẹ bầu luôn có một dòng dự sinh và một số lưu ý mà các bác sĩ đã chỉ định với bạn. Ngày dự sinh chưa chắc là ngày bạn sẽ sinh nhưng là khoảng thời gian ước lượng dựa trên tuổi thai hiện có trong bụng người mẹ. Với người phụ nữ mang thai con đầu lòng thường sẽ sinh hớn ngày dự sinh mà bác sĩ đã đưa ra. Dựa vào ngày dự sinh cùng những dấu hiệu sắp sinh gia đình sẽ có thể đưa thai phụ đến bệnh viện kịp lúc.
Dấu hiệu sắp sinh bạn có thể chú y như: vỡ nước ói, hiện tượng gò bụng, bụng nặng và trì hơn trước, đau bụng dữ dội,…Bất kỳ cảm giác gì kỳ lạ từ trước đến nay bạn chưa từng mắc phải thì cách nhanh nhất là phải đến gặp bác sĩ, có thể là đã tới lúc em bé muốn ra đời. Một vài trường hợp còn hai tuần nữa mới đến ngày dự sinh nhưng mẹ bầu đã có dấu hiệu sinh, kết quả là bé ra đời sớm hơn thời gian dự tính.
Một mẹ bầu có những cơn gò bụng sắp sinh nhưng lại nghĩ là em bé đang quẫy đạp trong bụng mình. Đó cũng là một nhầm lẫn rất bình thường. vì trẻ hiếu đồng khi đã đủ lớn sẽ hay đạp mẹ nhất là vào buổi tối, hoặc khi chúng cảm thấy đói. Mẹ nên lưu ý đến ngày dự sinh để sắp xếp nhập viện kịp lúc, chọn lựa phương pháp sinh phù hợp với thể trạng và tình trạng mang thai của bản thân.
Ngoài ra, mẹ bầu nên chú ý đến việc tiêm phòng bệnh: cúm, thủy đậu, sởi Đức,…Trước khi có kế hoạch mang thai người phụ nữ nên lưu ý đến tiêm phòng bệnh để tạo ra kháng thể tốt nhất bảo vệ sức khỏe. Một số loại tiêm phòng khác mẹ bầu có thể thực hiện khi mang thai, bạn có thể xin lời khuyên từ bác sĩ theo dõi tình trạng thai kỳ của mình trước khi quyết định tiêm phòng.