Những điều cần biết về khó thở khi mang thai

Mang thai là một quá trình khó quá dài nhưng lại gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể người mẹ. Với người có thể trạng bình thương nếu được chăm sóc phù hợp thì sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh. Còn với người có cơ địa yếu ớt hơn đôi khi sẽ gặp phải nhiều tình huống nguy hiểm như sinh non, ốm nghén nặng,…Hoặc không may trong giai đoạn thai kỳ gặp phải tai nạn té ngã hoặc ngộ độc thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé.

Khó thở khi mang thai cũng là một triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu nhưng thực tế nguyên nhân lại rất da dạng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi đưa ra một vài nguyên nhân dẫn đến khó thở ở thai phụ và một số giải pháp phù hợp.

Khó thở khi mang thai

Hiện tượng khó thở khi mang thai là khi thai phụ cảm thấy hơi thở bị ngắt quãng, thở hụt hơi, đi vài bước đã cảm thấy mệt mỏi, hơi thở lưu thông không đều. Tình trạng này càng nặng nề hơn khi mẹ bầu đã vào giai đoạn cuối thai kỳ, bụng to vượt mặt, đi đứng gặp nhiều khó khăn. Nhất là vào ban đêm khi đi ngủ, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở vì bụng to đè nặng phổi vì thế mà mẹ bầu nên nằm nghiên để cảm thấy dễ chịu hơn.

Không chỉ ở giai đoạn cuối thai kỳ mà ở cả 3 tháng đầu thai phụ đã gặp phải tình trạng khó thở. Lúc này đây là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, một số cơ quan chưa thích ứng được việc phải làm hoạt động để nuôi sống tận hai người nên hơi thở cũng bị ảnh hưởng. Nhưng việc khó thở ở đầu thai kỳ diễn ra không dài và không xuất hiện thường xuyên, đôi lúc xuất hiện vào sáng sớm, lắm lúc lại vào ban đêm khi mẹ bầu chuẩn bị vào giấc ngủ.

Khó thở khi mang thai là tình trạng chung của đa số thai phụ

Khó thở khi mang thai là tình trạng chung của đa số thai phụ

Có thể nói rằng tình trạng khó thở khi mang thai là một hiện tượng thường thấy ở hầu hết các phụ nữ mang thai. Còn tùy vào bệnh lý nền cũng như thể trạng của người phụ nữu mà việc khó thở là do ảnh hưởng của việc mang thay do một nguyên nhân khác. Cho dù là lý do gì thì chúng ta cũng nên quan sát tình trạng nếu khó thở liên tục thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân dẫn đến khó thở khi mang thai

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của con người. Nếu thai phụ có bệnh nền là hen suyền thì quá trình mang thai sẽ thường bị khó thở, vì cơ thể của họ đã yếu sẵn nay có thêm một thành viên nữa hoạt động của cơ quan hô hấp sẽ bị giảm đi một chút. Thai phụ nên đến gặp bác sĩ và kể rõ bệnh tình của bản thân để có hướng giải quyết bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tình trạng khó thở kéo dài dẫn đến não bộ thiếu oxy, khiến đứa trẻ trong bụng cũng hít thở khó khăn dễ dẫn đến hiện tượng thai lưu, sảy thai hoặc sinh non. Bạn đừng xem thường việc hô hấp mỗi ngày đấy là cách để cơ thể trao đổi chất với môi trường bên ngoài, nếu không có oxy não bộ của chúng ta cũng không thể hoạt động một các linh hoạt và trôi chảy. Gia đình nên lưu ý thêm một điều là không nên khiến mẹ bầu bị căng thẳng thần kinh hay sốc tinh thần vì lúc này cơn hen suyễn sẽ xuất hiện và đe dọa đến tính mạng để mẹ và bé.

Thiếu máu

Vấn đề thiếu máu là một tình trạng chung mà khá nhiều mẹ bầu mắc phải. Thực tế thiếu máu một phần do chúng ta ăn uống không đủ chất, làm việc quá sức nhưng nghỉ ngơi lại không đủ. Bạn có thể tưởng tượng rằng khi chúng ta chưa mang thai bạn có thể ăn bấ kỳ thức ăn nào, ngủ lúc nào cũng được có đôi khi cũng sẽ bị thiếu máu. Nhưng tình trạng ấy chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt trong thời gian ngắn và sẽ kết thúc nếu bạn ăn uống lành mạnh trở lại.

Nhưng khi đã mang thai cơ thể một lúc cùng nuôi sống tận hai người, lượng oxy phải tạo ra mỗi ngày rất nhiều, lượng máu cần để vừa duy trì sự sống cho mẹ và nuối nấng bào thai. Vì vậy mà bác sĩ khoa sản thường khuyên mẹ bầu phải ăn nhiều thức ăn chứa nhiều sắt để tạo ra máu vận hành các cơ quan của cơ thể và phát triển thai nhai. Tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ khiến trẻ sinh ra yếu ớt, và có thể dẫn đến tình trạng sinh non.

Thuyền tắc phổi

Thuyền tắc phổi hiểu theo ý học là tình trạng huyết khối ứ đọng ở động mạch phổi, ảnh hưởng đến việc hít thở gây đau ngực và ho. Mẹ bầu gặp phải tình trạng này thì thường xuyên cảm thấy khó thở, nhất là khi bị kích động hoặc sinh hoạt trong môi trường có thời tiết khắt nghiệt. Ngay cả việc đi lại, làm việc nhẹ nhàng vẫn cảm thấy khó thở vì lúc này đây có một huyết khối kẹt ở động mạch phối gây ách tắc hơi thở của mẹ bầu.

Với tình trạng này mẹ phải đến gặp bác sĩ để tìm ra cách đả thông động mạch, hỗ trợ máu lưu thông điều đặn. Giúp hơi thở không bị ngắt quãng hay khó thở như trước nữa. Hít thở là một hoạt động vô cùng quan trọng của con người, cũng giống với những chiếc lá quang hợp trao đổi chất để phát triển. Con người thiếu oxy sẽ gây tổn thương đến não, cơ quan trung ương thần kinh bị chấn động thì các cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng.

Cơ thể tích nước

Tuy rằng thai phụ được khuyên rằng nên uống nhiều nước để cơ thể được thanh lọc cũng như hỗ trợ hoạt động của các cơ quan khác được trôi chảy hơn. Nhưng một số mẹ bầu lại gặp phải tình trạng tích nước nghiêm trọng trong cơ thể. Việc cơ thể bị trữ nước sẽ ảnh hưởng đến phổi, xoang mũi và nhất là dẫn đến tình trạng khó thở. Hiện tượng phù nệ thường xảy ra ở chân, mặt,…đây là những bộ phận mà chúng ta dễ dãng nhận biết nhất.

Nằm nghiên cũng là một cách giúp mẹ bầu cải thiện việc khó thở

Nằm nghiên cũng là một cách giúp mẹ bầu cải thiện việc khó thở

Để hạn chế việc tích nước mẹ bầu đường nên ăn quá nhiều muối hoặc các món ăn có vị mặn. Thay vào đó nên ăn nhiều rau củ quả để cơ thể thanh mát, không bị nóng trong người. Chế độ ăn uống sẽ góp phần cải thiện được tình trạng tích nước cũng như một số bệnh lý khác của mẹ bầu. Quan trọng nhất là thai phụ nên giữ cho mình tinh thần vui vẻ, phấn chấn thì thai kỳ mới được khỏe mạnh.

Khó thở khi mang thai có biến chứng nguy hiểm gì không?

Biến chứng nặng nhất mà mẹ bầu có thể gặp phải nếu tình trạng khó thở kéo dài là thiếu oxy dẫn lên não đe dạo đến tinh mạng của cả mẹ và bé. Tuy nhiên nếu mẹ bầu theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên, ngay khi phát hiện dấu hiệu khó thở kéo dài chúng ta phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Khám thai định kỳ là một điều quan trọng để chúng ta phát hiện nhanh chóng những vấn đề không may xảy ra trong giai đoạn thai kỳ của phụ nữ.

Tuy nhiên nếu chỉ là khó thở do môi trường, rối loạn nội tiết tố thông thường mà mẹ bầu thường gặp thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Càng về 3 tháng cuối thai kỳ chúng ta sẽ cảm thấy tình trạng này phức tạp hơn nhưng đó là do bào thai đã phát triển quá lớn và đã đến lúc được sinh ra đời. Khó thở nhiều hơn vào cuối thai kỳ cũng là một dấu hiệu giúp thai phụ nhận biết rằng bản thân mình sắp vào thời điểm vượt cạn. Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn đồ đạc đầy đủ cũng như một tinh thần thoải mái nhất để quá trình vượt cản suôn sẻ hơn.

Giải pháp hạn chế khó thở khi mang thai

Bên cạnh việc đến thăm khám các bác sĩ phụ sản thì mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp dân gian tại nhà để cải thiện vấn đề khó thở của mình. Mẹ bầu cảm thấy khó thở khi nằm có thể chọn tư thế nằm nghiên hoặc dùng một chiếc gối kê ở phía sau để giảm áp lực lên tử cung. Ngoài ra, thai phụ có thể chọn tư thế ngoài thẳng lưng, tựa vào một chiếc gối mềm để giảm bớt tình trạng hít thở đứt quãng, điều hòa lại nhịp tim của cơ thể.

Một thai kỳ khỏe mạnh không chỉ là có chế độ ăn uống phù hợp, thói quen sinh hoạt lành mạnh thì mẹ bầu nên kết hợp với việc vận động nhẹ nhàng. Nhịp thở của chúng ta có thể được điều chỉnh thông qua một số bộ thể dục như Yoga, đi bộ, dưỡng sinh,…tập ở một mức độ nhẹ nhàng sẽ giúp thai phụ thoải mái, giảm áp lực căng thẳng tinh thần. Còn hỗ trợ việc lưu thông máu đều đặn đến tất cả các cơ quan trên cơ thể của chúng ta.

Vận động lành mạnh là một giải pháp hiệu quả cải thiện khó thở khi mang thai

Vận động lành mạnh là một giải pháp hiệu quả cải thiện khó thở khi mang thai

Khó thở khi mang thai không hẳn là một hiện tượng nguy hiểm, nếu chúng ta biết cách điều hòa đúng cách kèm theo những biện pháp điều trị của bác sĩ bạn sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe bình thường. Tình trạng khó thở là hiện tượng phổ biến mà hầu hết mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải tùy mức độ nặng hay nhẹ. Để không xảy ra những tình huống nguy hiểm, thai phụ nên thăm khám thường xuyên nhé!

 

Cách quan hệ lâu 30 phút