Sâu răng hàm là tình trạng phổ biến và gây không ít khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Tuy vậy, răng hàm là răng quan trọng và cần thiết để nhai. Vậy thì sâu răng hàm có cần thiết, có nên nhổ hay không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Răng hàm là gì? Vai trò của răng hàm
Răng hàm (răng cối) là nhóm răng mọc ở trong cùng của hàm. Răng hàm có nhiều vị trí mọc như vị trí số 1, 2, mọc trong răng cửa và vị trí số 3, răng nanh. Răng hàm gồm răng hàm nhỏ (vị trí 4, 5) và răng hàm lớn (vị trí 6,7,8)
Răng hàm có vai trò vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ xương hàm, bộ nhai và giữ chữ năng nhai, nghiền thức ăn.
Răng hàm rất dễ bị sâu nếu không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ hàng ngày do nó giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền thức ăn. Vị trí chân răng hoặc bề mặt nhai thường dễ bị vi khuẩn tấn công nhất do hai vị trí này thường dễ đọng thức ăn.
2. Sâu răng hàm có nên nhổ không?
Sâu răng là bệnh lý phổ biến và đặc biệt là sâu răng hàm. Tuy vậy, sâu răng hàm có nên nhổ hay không còn phụ thuộc vào tình trạng, mức độ của sâu răng.
2.1. Các trường hợp sâu răng hàm nên giữ lại
Sâu răng hàm nên giữ lại khi mức độ nhẹ hoặc nó không ảnh hưởng đến phần chân răng, chi tiết:
– Khi tình trạng răng hàm bị sâu được phát hiện sớm và mức độ sâu nhẹ, mới dừng lại ở phần men răng.
– Khi răng hàm sâu nặng hơn, tiến vào tủy nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng.
Tùy từng mức độ mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau, đa phần là xử lí và giữ lại răng bởi răng hàm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.
2.2. Các trường hợp sâu răng hàm cần nhổ
Sâu răng hàm cần nhổ khi tình trạng sâu quá nặng có thể kể đến như:
– Vi khuẩn tấn công và ăn sâu vùng xương hàm.
– Các trường hợp sâu cụt chân răng
– Sâu răng kèm theo tụt lợi, viêm nha chu,..
Phía trên là các trường hợp cần được xử lý, nhổ bỏ theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.
3. Cách chữa sâu răng hàm
Hiện tại, có 3 phương pháp chữa sâu răng hàm phổ biến thường được các bác sĩ nha khoa áp dụng: hàn trám răng, bọc răng sứ và nhổ răng sâu. Để có được phương pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân thì cần căn cứ vào tình trạng bệnh lý và mức độ sâu răng, cụ thể:
3.1. Hàn trám cho răng hàm bị sâu
Hám trám răng hàm bị sâu là phương pháp điều trị sâu răng hàm nhẹ, mới hình thành và được phát hiện sớm, chưa ảnh hưởng tới các răng khác. Bên cạnh đó, phương pháp thường được chỉ định khi răng hàm vẫn còn khả năng ăn nhai và phục hồi được.
Hàn trám răng hàm sâu là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu trám bít chuyên dụng nha khoa đắp vào lỗ sâu với mục đích phục hình răng và ngăn không cho các vi khuẩn xâm nhập vào, khiến tình trạng sâu trở nên nặng hơn.
Để tiến hành hàn trám, đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, loại bỏ vùng sâu, viêm nhiễm. Sau đó, tiến hành sử dụng vật liệu chuyên khoa để tạo hình và đắp vào phần mô răng còn khuyết thiếu.
Composite, Amalgam hoặc Fuji là những vật liệu thường được sử dụng nhiều nhất trong hàn trám hàm bị sâu răng do có màu sắc tương đồng với răng thật, chịu lực cao và không gây hại sức khỏe cho bệnh nhân.
Người bệnh có thể đảm bảo nhai tốt, không bong bật với miếng trám trong vòng 3-5 năm.
3.2. Bọc răng sứ khắc phục răng hàm sâu
Trường hợp sâu răng trở nên nặng hơn, răng bị phá hủy cấu trúc, vỡ mẻ từng mảng lớn và vi khuẩn ăn vào đến tủy răng thì bọc răng sứ thường là phương pháp các nha sĩ sẽ ưu tiên chỉ định.
Để tiến hành bọc răng sứ, bước đầu nha sĩ sẽ nạo bỏ hoàn toàn vết sâu, sau đó mài cùi chiếc răng hàm bị sâu và cuối cùng là bọc mão sứ lên trên.
Với phương pháp này, người bệnh không chỉ có thể ăn nhai tốt mà còn mang lại tính thẩm mỹ, răng không bị ê buốt, nhạy cảm.
Nếu được thực hiện đúng cách, răng sứ có chất lượng tốt có tuổi thọ lên đến chục năm mà không lo ngại nứt vỡ hay ảnh hưởng đến việc ăn nhai trong cuộc sống hàng ngày.
3.3. Nhổ răng hàm bị sâu
Nhổ răng là chỉ định cuối cùng khi các biện pháp giúp giữ lại răng không đem lại hiệu quả chữa trị và ngăn chặn tình trạng sâu răng. Khi răng đã bị tổn thương toàn bộ, kèm theo cảm giác đau nhức và không thể “cứu vãn” hay có khả năng phục hồi, chết tủy thì nha sĩ sẽ chỉ định nhỏ bỏ. Phương pháp này giúp chấm dứt tình trạng đau nhức khó chịu cũng như tránh tình trạng lây lan sang các răng khác.
Với sự tiến bộ của y học, hiện nay, nhổ răng không còn chảy máu hay đau nhức nhiều như trước. Công nghệ nhổ răng hiện đại hạn chế tối đa những nhược điểm của phương pháp trước đây, vì thế bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về việc nhổ răng.
Phía trên là các thông tin về sâu răng hàm và một số cách điều trị sâu răng hàm hiệu quả. Hi vọng bài viết này có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn!