Mang thai luôn là một tin tức rất đáng vui mừng của các cặp vợ chồng trên toàn thế giới. Nhưng việc mang thai cũng tiềm tàng nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe mẹ và cả bẻ khi mẹ bầu gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là một trong những tình huống rất thường gặp trong y học hiện đại, thai nhi không làm tổ trong ổ bụng lại nằm ngoài tử cung hoặc vòi trứng và một số vị trí khác.
Khi gặp phải tình trạng này người mẹ cũng như gia đình phải làm theo hướng điều trị của bác sĩ để bảo toàn được sức khỏe của mẹ. Khi mẹ mang thai ngoài tử cung sẽ không thể đoán được thời điểm vỡ mạch, máu chảy không ngừng trong ổ bụng sẽ đe dạo đến tình mạng của người mẹ và thai nhi. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về những trường hợp mang thai ngoài tử cung.
Tìm hiểu chung về mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nhi làm tổ ngoài tử cung có thể là ở vòi trứng hoặc một số vị trước khác xung quanh ổ bụng. Theo như quá trình thụ thai thông thường sau khi trứng kết hợp với tinh trùng thành phôi thai sẽ theo đường vòi trứng vào làm tổ ở ổ bụng. Nhưng do một nguyên nhân nào đó mà phôi thai lại không đi vào tử cung lại làm tổ ở những vị trí khác ngoài tử cung.
Nguyên nhân
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người phụ nữ gặp phải trường hợp mang thai ngoài tử cung. Nhưng có một số thai phụ không rõ được nguyên nhân vì sao lại gặp phải tình huống này dù trước đây không gặp phải bất kỳ bệnh lý gì liên quan đến đường sinh sản. Đừng đầu trong các nguyên dẫn đến thai ngoài tử cung là do nạo phá thai nhiều lần, khiến vùng chậu vì viêm nhiễm dẫn đến thai không thể vào ổ bụng mà làm tổ bên ngoài.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phá thai khác nhau nhưng hầu hết đều để lại những hệ quả nhất định đối với sức khỏe sinh sản của chị em. Nếu cô gái nạo phá thai quá nhiều lần cộng thêm cơ sở thực hiện những tiểu phẩu này không đảm bảo thực hiện đúng quy trình và an toàn vệ sinh thì khả năng viêm nhiễm vùng chậu càng tăng cao. Vì thế trước khi quan hệ cũng như ra quyết định phá thai, chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như em bé trong bụng.
Một số những nguyên nhân khác mà bạn cũng có thể mắc phải mang thai ngoài tử cung như: vòi trứng bị co thát, xuất hiện một số nhu động lạ ở vòi trứng; hẹp vòi trứng sau phẩu thuật tạo hình vòi trứng. Trường hợp nặng hơn là bị khối u trong lòng vòi trứng hoặc bên ngoài đè ép lên vòi trứng dẫn đến có thai ngoài tử cung. Nguyên nhân bẩm sinh thì đây còn là một lý do khá hiếm và ít có thể nói có thai ngoài tử cung còn bị ảnh hưởng bởi một số tác động khác nữa.
Triệu chứng
Triệu chứng rõ rệt nhất bạn có thể nhận thấy là CHẬM KINH, trễ kinh là một trong những vấn đề mà hầu hết các phụ nữ đều gặp phải. Có thể do nóng trong người, do ảnh hưởng của thuốc tránh thai hoặc viêm nhiễm phụ khoa. Sau khi phát hiện vấn đề chậm kinh phụ nữ phải thực hiện kiểm tra mới xác định được mang thai ngoài tử cung hay bị bệnh lý gì. Một số khác có kinh những khó đoán ngày chính xác hay bị chảy máu âm đạo bất thường cũng là một dấu hiệu sau nay mắc phải thai ngoài tử cung.
Khi mang thai ngoài tử cung mẹ bầu sẽ thường cảm cảm ĐAU BỤNG, đôi lúc chỉ là những con đau âm ỉ, đôi lúc lại co thắt dữ dội thành từng cơn khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy đau ở vị trí thai làm tổ, hoặc đau phần bụng dưới. Thai càng lớn thì những cơn đau này cũng theo đó mà tăng dần lên. Bụng dưới là một vị trí rất quan trọng trên cơ thể người phụ nữ, là nơi bảo vệ tử cung vì thế chị em mình nên cẩn thẩn và nếu cảm thấy những cơn đau bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ càng.
Ra máu âm đạo bất thường là tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc bạn bị viêm nhiễm phụ khoa. Những với người mang thai ngoài tử cung thì tình trạng nàng kéo dài rỉ rả, máu có màu nâu kèm theo dịch xuất hiện mỗi ngày. Khiến vùng âm đạo có mùi và bị mất cân bằng môi trường bên trong. Khi gặp phải tình huống này bạn phải đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân vì sao âm đạo ra huyết liên tục. Nếu không phải do mang thai ngoài tử cung thì do bệnh lý gì ra gây, giải quyết sớm tình trạng này giúp mẹ bầu thoát khỏi những tình huống nguy hiểm.
Mang thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ?
Đây là câu hỏi rất khó trả lời, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Vị trí làm tổ của thai nhi là yếu tố đầu tiên giúp bác sĩ chẩn đoán thai sẽ vỡ khi nào, có rất nhiều vị trí trên tử cung mà thai nhi làm tổ ở đó có nguy hiểm rất lớn với người mẹ. Theo cấu tạo tự nhiên thì thai nhi phải nằm trong lòng tử cung và phát triển ở đó thì em bé mới đủ khoảng không và dinh dưỡng để lớn lên từng ngày. Khi nằm ở những vị trí khác không phải trong tử cung là đi ngược với cấu tạo bình thường sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Kích thước tại nơi làm tổ cũng ảnh hưởng đến thời gian vỡ của thai ngoài tử cung. Mỗi một người có thể trạng sức khỏe khác nhau, có người hẹp xương chậu, có người lại nở nan. Đây là những cấu tạo rất bình thường của con người nhưng chúng lại có ảnh hưởng đến việc sinh nở của chúng ta. Nhưng an toàn nhất vẫn là nằm trong tử cung, đây mới là vị trí thích hợp của thai nhi, dù kích thước của chúng như thế nào thì vẫn đủ chỗ để chúng phát triển.
Sự phát triển của bào thai là yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến việc bào thai bị vỡ khi nào. Mỗi đứa trẻ có sự phát triển khác nhau, còn phụ thuộc về chế độ ăn uống của người mẹ thế nào.Trong mỗi kỳ khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng phát triển của trẻ nếu nằm trong biểu độ bình thường thì thai nhi của bạn đang trong mức tốt. Còn chúng có sự phát triển chậm hơn bình thường hay quá nhanh so với mặt bằng chung bạn sẽ được nghe thêm lời khuyên của bác sĩ để chăm sóc bào thai một cách tốt hơn.
Mang thai ngoài tử cung có những biến chứng gì?
Đây là điều mà rất nhiều mẹ bầu lo lắng, việc mang ngoài tử cung có ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo không? Sau khi thai ngoài tử cung bị vỡ khiến những mạch máu ở khu vực này cũng vỡ theo dẫn đến tình trạng xuất huyết dữ dội ở ổ bụng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, mẹ bầu sẽ có thể bị mất máu dẫn đến tử vong. Sau quá trình thai vỡ, tử cung đã bị tổn thương cần có thời gian điều trị và phục hồi thì chức năng sinh sản mới có thể trở lại trạng thái bình thường. Với lần mang thai tiếp theo sẽ không có ảnh hưởng gì nếu bạn điều chỉnh cơ thể hợp lý.
Trong trường hợp thai làm tổ ở vòi tử cung, khi vỡ khiến khu vực này bị tổn thương nghiệm trọng. Tình huống cấp bách bác sĩ phải cắt bỏ phần vòi tử cung này để hạn chế sự biến chứng đến lòng tử cung của phụ nữ. Hậu quả để lại sau khi cắt vòi tử cung là làm giảm khả năng mang thai, nhưng lại tăng khả năng mang thai ngoài tử cung của mẹ bầu trong lần mang thai tiếp theo.
Mỗi một sự phát triển đi ngược lại với cấu tạo tự nhiên của con người đều mang những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta. Nếu bạn đã phát hiện được tình trạng này kịp thời nên thực hiện theo hướng điều trị của bác sĩ để hạn chế thấp nhận mức tổn thương cho cơ thể của chúng ta. Sức khỏe phụ nữ và thai nhi luôn là những điều mà chúng ta nên đặt cao nhất để bảo toàn được sức khỏe cho cả mẹ va bé.
Mang thai ngoài tử cung nên điều trị thế nào?
Điều trị nội khoa
Hướng điều trị thai ngoài tử cung còn phụ thuộc vào vị trí bào thai, kích thước túi thai,…gia đình sẽ được bác sĩ đưa ra nhiều hướng giải quyết và chọn lựa phương pháp phù hợp nhất. Với điều trị nội khoa chúng ta có thể sử dụng chất Methotrexate, đây là một chất gây độc khi tiêm vào cơ thể hay trực tiếp vào khối thai sẽ làm tiêu diệt dần các tế bào của khối thai. Ngăn chặn sự phát triển của khối thai trong cơ thể người mẹ.
Và phương pháp này chỉ phù hợp với khối thai nhỏ hơn 3 – 4cm, có dấu hiệu không có tim thai. Khi kiểm tra trong ổ bụng không có sự phát triển của chảy máu ổ bụng, có huyết động ổn định. Tất cả những chỉ số này đều sẽ được bác sĩ kiểm tra trước khi tiến hành điều trị nội khoa cho thai phụ. Tình huống gặp phải bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể người mẹ nên thông báo cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
Điều trị ngoại khoa
Chúng ta có thể áp dụng phương pháp mổ nội soi, mổ mở. Một số lưu ý khi sử dụng mổ nội soi: là lúc khối thai chưa vỡ hay chỉ mới bị rỉ máu. Với phương pháp này thì thường được áp dụng ở những cơ sở y tế có trang thiết bị cao cấp, phẫu thuật sẽ thành công và an toàn với sức khỏe thai phụ hơn. Ưu điểm lớn nhất của mổ nội soi là ít để lại sẹo ở bụng, vết thương cũng mau lành hơn mổ mỡ.
Với phẫu thuật mổ mở là khi khối thai đã vỡ, có quá nhiều máu trong ổ bụng. Bắt buộc các y bác sĩ phải áp dụng phương pháp mổ mở để kịp thời cứu sống tính mạng của thai phụ. Máu chảy quá nhiều chính là hiện tượng xuất huyết ổ ạt có thể dẫn đến tử vong ở phụ nữ vì sốc mất máu. Chính vì vậy mẹ bầu cũng như gia đình nên lưu y những trường hợp này để giữ cho sức khỏe của người mẹ tốt nhất có thể.