Tiêm phòng được coi là biện pháp hiệu quả nhất giúp ta ngăn ngừa các bệnh không truyền nhiễm và truyền nhiễm, tiêm phòng thường hay được thực hiện trên trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trước đó các mẹ đã chuẩn bị cho quá trình sinh ra những thiên thần này không chỉ là chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục mà còn có cả một lịch tiêm phòng. Vậy mẹ bầu cần những mũi tiêm nào? Diễn ra vào thời điểm nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Lịch tiêm phòng cho bà bầu
Trong thời kỳ mang thai, nhất là ba tháng đầu thì sức đề kháng của cơ thể nữ giới sẽ suy yếu hơn bình thường, đây cũng là cơ hội để cho các mầm bệnh phát triển làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, tiêm phòng trước khi mang bầu là một biện pháp mang lại hiệu quả cao mà ta cần lưu tâm.
Tiêm phòng trước khi mang thai (Vaccin cho phụ nữ chuẩn bị có thai)
-
Mũi Sởi – Quai bị – Rubella
- Các bệnh này lây lan chủ yếu qua đường hô hấp (tiếp xúc nước bọt, dịch tiết…), nếu phụ nữ đang có bầu mà mắc một trong ba bệnh trên thì sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ như suy dinh dưỡng thai nhi, dị tật, chất lưu hay sinh non…
- Vì vậy, khi có ý định sinh con thì bạn nên đi tiêm phòng sởi – quai bị – rubella ( vaccine 3 trong 1: MMR) bằng một liều duy nhất tiêm trước đó từ 3 – 6 tháng hoặc muộn nhất là 1 tháng trước khi mang bầu và lưu ý không nên tiêm phòng mũi này khi biết mình đang mang thai.
-
Thủy đậu
- Đây là bệnh lý mà trẻ sau sinh có thể mắc (thủy đậu bẩm sinh) hay có dị tật do việc mẹ mang thai bị thủy đậu gây ra (như đầu nhỏ, bại não…). Chính vì thế, nếu bạn chưa từng tiêm mũi vaccine phòng thủy đậu nào hoặc chưa từng bị thủy đậu thì điều bạn nên làm là đến các trung tâm y tế dự phòng để tiêm vaccine Varivax phòng bệnh thủy đậu. Bạn nên tiêm trước khi chuẩn bị mang thai khoảng 3 tháng.
-
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván
- Tỉ lệ tử vong do uốn ván sơ sinh gây ra ở trẻ có thể lên đến 95%, do đó việc tiêm phòng uốn ván để tạo kháng thể bảo vệ cả mẹ và bé là rất cần thiết. Với những bạn mang thai lần đầu thì trước đó bạn chưa tiêm hay tiêm chưa đủ 3 mũi vaccin thì bạn có thể tiêm trước khi có dự định mang bầu. Ngoài ra, Adacel là vaccine 3 trong 1 nên còn giúp bạn phòng ngừa được ho gà sơ sinh cho bé.
-
Cúm
- Một bệnh thông thường hay diễn ra khi cơ thể suy giảm hệ miễn dịch, thời tiết thay đổi… làm tăng mệt mỏi và khó chịu cho bạn. Nhưng ở phụ nữ có thai thì tình trạng cúm còn làm gia tăng nguy cơ dị tật ở trẻ như sứt môi, hở hàm ếch… nhất là vào 3 tháng đầu chu kỳ.
- Bạn nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai ít nhất từ 3 tháng để ngăn ngừa các biểu hiện của cúm mang lại, mỗi mũi phòng cúm có hiệu lực khoảng 1 năm.
-
Viêm gan siêu virus B.
- Viêm gan B là một bệnh lây truyền qua máu, qua tình dục và từ mẹ sang con, ở thể hoạt động chúng gây bệnh cho cơ thể nên điều đầu tiên là bạn nên đi tầm soát xem bạn hoặc chồng bạn có bị viêm gan B trước đó không? Nếu không bị thì bạn nên tiêm phòng ngăn ngừa trước. Còn nếu bạn đã mang virus Viêm gan B trước đó thì biện pháp được đưa ra khi bạn khi có thai là sinh mổ.
- Có 3 mũi tiêm phòng viêm gan cơ bản là: mũi 1: là mũi tiêm lần đầu. Mũi 2: cách mũi thứ nhất 01 tháng. Mũi 3: cách mũi thứ hai một tháng. Thêm vào đó còn mũi nhắc lại là mũi thứ 4 (cách mũi thứ 3 là 1 năm), mũi thứ 5 (cách mũi 4 khoảng 10 năm). Bạn có thể lựa chọn tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B là Engerix B 1ml hoặc vaccine kết hợp (phòng ngừa cả B và A) là Twinrix.
Tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai
-
Tiêm phòng Uốn ván
- Đối với lần mang thai đầu thì phụ nữ cần tiêm 02 mũi vaccine uốn ván, mũi thứ nhất được tiêm vào tuần thứ 20 của thai kỳ trở lên. Mũi thứ hai tiêm cách mũi thứ nhất ít nhất là 4 tuần và phải đảm bảo tiêm trước dự kiến sinh khoảng 01 tháng.
- Đối với lần thứ hai mang bầu trở đi: Lần mang thai thứ hai cách lần mang thai thứ nhất (đã tiêm đủ 02 mũi phòng uốn ván) không quá 10 năm trở đi thì chỉ cần tiêm nhắc lại một mũi vào tuần thai thứ 20 trở lên. Các lần mang thai tiếp cũng tương tự như trên.
-
Vaccine phòng Bạch hầu – ho gà – uốn ván
- Trong thời gian trước khi chuẩn bị mang thai mà bạn chưa tiêm thì bạn có thể tiêm mũi 3 trong 1 này vào tuần thứ 27 – 35 của thai kỳ.
-
Vaccine phòng Viêm gan B
- Bạn có thể tiếp tục tiêm bổ sung để đủ 3 mũi tiêm cơ bản phòng ngừa viêm gan B mà không sợ ảnh hưởng gì cho thai nhi.
- Đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng.
Những lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu.
- Cần nêu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân trước tới giờ, kể cả những lần tiêm phòng trước đó. Nên đi tiêm phòng khi thể lực của bản thân đủ điều kiện khỏe mạnh.
- Cần chú ý sử dụng chính xác loại thuốc, đường đưa thuốc và thời giam giữa các lần tiêm chủng với nhau sao cho đúng lịch tiêm phòng.
- Bạn có thể bị sốt nhẹ hay sưng nề nhẹ tại vùng tiêm (như tiêm phòng uốn ván) hoặc có hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi…(sau tiêm phòng cúm) thì bạn có thể sử dụng một số phương pháp vật lý hỗ trợ (như chườm mát, chườm ấm…). Các triêu chứng sẽ sẽ mất dần sau vài ngày nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu các tình trạng xuất hiện và phát triển rầm rộ sau 3 – 5 ngày mà không thuyên giảm như sốt cao, mệt mỏi…thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời, không nên sử dụng thuốc tùy ý khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Bạn cần đến các trung tâm y tế, trung tâm dự phòng hay các cơ sở tiêm chủng uy tín để được tư vấn tiêm an toàn và có đầy đủ các trang thiết bị theo dõi cho bạn trong và sau khi tiêm.
Trước và trong khi mang thai, ngoài việc tiêm phòng các bệnh thì việc ăn uống bổ sung dưỡng chất và rèn luyện thân thể cùng với giữ tư tưởng thoải mái sẽ giúp bạn có tỉ lệ đậu thai cũng như tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ và bé. Chúc các bạn thành công!
Đọc thêm nhiều chủ đề sức khỏe mẹ và bé, sức khỏe giới tính bổ ích tại website: Suckhoegioitinh.vn