Đa phần mọi người sử dụng biện pháp tránh thai là do chưa có kế hoạch sinh nở. Tuy nhiên nhiều người nhận rằng nếu phụ nữ mà không còn nhu cầu sinh đẻ nửa thì có phương pháp nào triệt để một lần hay không. Câu trả lời là có, đó chính là phương pháp triệt sản nữ, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu phương pháp Triệt sản ở nữ thông qua bài viết này nhé!
Triệt sản nữ là gì?
Là một trong những biện pháp tránh thai được nữ giới áp dụng hiện nay, phương pháp này làm tắc nghẽn ống dẫn trứng nhằm ngăn chặn đường đi của trứng, trứng vẫn rụng nhưng không thể đi vào tử cung và gặp tinh trùng khiến phụ nữ sẽ không thể mang thai.
Tác dụng của triệt sản nữ
- Là phương thức ngừa thai vĩnh viễn, làm một lần duy nhất. Có hiệu quả cao (tỉ lệ thành công khoảng 99,7%) và an toàn.
- Chỉ tác động lên vòi trứng nên không ảnh hưởng đến buồng trứng (nơi điều hòa kinh nguyệt và bài tiết hormone) vì vậy cho nên không ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay sức khỏe và sinh hoạt tình dục.
- Đây là phương thức ngừa thai vĩnh viễn với hiệu quả cao (tỉ lệ thành công khoảng 99,7%), an toàn và không ảnh hửởng tới kinh nguyệt, tính tình, sức khoẻ hay hoạt động tình dục.
Phương pháp triệt sản nữ
Bản chất của thủ thuật này là làm tắc nghẽn ống dẫn trứng ngăn cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau.
Sau khi làm khám phụ khoa tổng quát, các xét nghiệm có liên quan và tư vấn với người bệnh, thì ta có thể lựa chọn các phương pháp như phẫu thuật nội soi, hay đường mổ nhỏ trên vùng bụng dưới hoặc qua đường âm đạo và làm ống dẫn trứng tắc bằng cách cột hay cắt rời vòi trứng…
Dưới đây là một số cách triệt sản hiện nay:
Triệt sản bằng Essure:
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện khoảng 30 phút. Không cần phải mổ, ít gây đau đớn.
- Thời gian hồi phục ngắn hơn so với các phương pháp khác (từ 1 -2 ngày là hoạt động bình thường).
- Giảm nguy cơ chửa ngoài tử cung cao hơn phương pháp thắt vòi trứng.
Nhược điểm:
- Không có tác dụng ngay, cần sử dụng biện pháp tránh thai khác trong 3 tháng sau làm thủ thuật cần tiến hành kiểm tra lại xem hai ống đã được bít hoàn toàn chưa.
- Phương pháp này vĩnh viễn không có con trở lại được.
Tiến hành: Đầu tiên là tiêm thuốc gây tê gần cổ tử cung bệnh nhân (có thể sẽ được kê thêm thuốc giảm đau và an thần dùng đường uống trước khi làm thủ thuật). Sau đó đưa Essure (một dụng cụ hình lò xo) qua cổ tử cung và tử cung rồi đặt vào ống dẫn trứng hai bên.
Triệt sản bằng phương pháp nội soi:
Thời điểm tốt nhất làm thủ thuật là khi vợ chồng kiêng quan hệ, người phụ nữ không mang thai và vừa sạch kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày.
Thực hiện: Đặt một đường truyền tĩnh mạch để đưa thuốc vào cơ thể. Sau đó, rạch một đường nhỏ ở ổ bụng tiếp theo đưa một camera nhỏ và các dụng cụ vào làm thủ thuật. Tiếp đó bác sĩ sẽ kẹp ống dẫn trứng lại hoặc dùng nhiệt để đốt nhằm khép hai mép ống lại.
Sau khi tiến hành phẫu thuật xong khoảng 1- 2 tuần thì đa phần nữ giới đều trở lại trạng thái bình thường.
Triệt sản hậu sản:
Thời điểm tốt nhất để tiến hành là khi tử cung trở về vị trí bình thường (một vài giờ – vài ngày sau sinh) cùng với đó là sức khỏe sản phụ cho phép (không có các biểu hiện trước đó như vỡ ối sớm hay sốt, kiểm soát tử cung sau đẻ).
Ưu điểm: Nếu thực hiện ngay sau hậu sản thì sẽ không để lại thêm vết sẹo nào.
Nhược điểm: Làm phương pháp này thì bạn cần nằm tại bệnh viện theo dõi lâu hơn các phương pháp khác.
Với phụ nữ đẻ thường (sinh nở tự nhiên) thì thủ thuật này sẽ được thực hiện sau sinh 01 – 2 ngày, lúc bạn đang phục hồi sức khỏe tại viện.
Thực hiện: Đầu tiên là gây tê tủy sống. Sau đó, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ dưới rốn đưa dụng cụ vào cắt và lấy ra một đoạn nhỏ ống dẫn trứng ở cả hai bên. Khi làm xong, bạn có thể được cấp thuốc kháng sinh và giảm đau, hạ sốt dùng kèm và nếu không có bất thường gì về sức khỏe, bạn có thể xuất viện sau đó.
Với phụ nữ đẻ mổ: Thì thực hiện thủ thuật ngay sau mổ lấy thai nếu điều kiện sức khỏe sản phụ cho phép. Nếu không ta phải dời lịch làm thủ thuật sau khi mà tình trạng sản phụ ổn định (có thể khoảng 6 tuần sau sinh).
Một số tác dụng không mong muốn khi thắt ống dẫn trứng
- Triệt sản cũng như các biện pháp tránh thai khác không thể ngăn chặn được việc lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, HIV,…
- Có thể gặp tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau vai, đau bụng hay buồn nôn… nhưng sẽ biến mất vài ngày sau khi làm thủ thuật.
- Có thể gây rối loạn chu kì, tính chất kinh nguyệt.
- Một số trường hợp thì sau thắt thì chúng có thể tự liền lại và mang đến khả năng chửa ngoài tử cung (chiếm 0.01 – 1 %).
Chỉ định
- Thường được áp dụng cho các trường hợp phụ nữ trên 30 tuổi, có đủ số con theo mong muốn hoặc tự muốn triệt sản theo chủ định dựa trên tinh thần tự nguyện sau khi được tư vấn đầy đủ.
- Vợ chồng không có nhu cầu có thêm con (có thể do điều kiện kinh tế).
- Khi mắc các bệnh lý như suy tim, suy hô hấp, các bệnh về tâm – thần kinh, một số bệnh mạn tính mà khi mang thai mình không thể kiểm soát đuợc tâm lý, sức khỏe gây ảnh hưởng tới tính mạng mẹ và thai nhi.
- Các trường hợp dị tật hay có bệnh về tử cung (như sa tử cung, u xơ tử cung…) hoặc sau khi sinh mổ nhiều lần.
Các trường hợp cần thận trọng và chống chỉ định
- Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.
- Hậu sản có bất thường (tiền sản giật, sản giật, kiểm soát tử cung, xuất huyết nhiều,…)
- Viêm nhiễm hệ sinh dục (như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo…) hay ung thư vùng chậu do vi khuẩn hay kí sinh trùng như lậu cầu…
- Mắc các bệnh như nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục, thiếu máu thiếu sắt (hemoglobin< 7 g/Dl), bệnh về phổi (viêm phổi,…), bệnh lý túi mật hay viêm gan,…
Triệt sản ở nữ là một biện pháp tránh thai làm một lần không cần dùng nhiều như các phương pháp khác mà có hiệu quả vĩnh viễn, tuy nhiên nếu muốn mang bầu lại thì rất là khó khăn hoặc không thể và cũng mang lại một số tác dụng phụ khác. Vì vậy,trước khi tiến hành triệt sản hãy suy nghĩ thật kĩ và lắng nghe lời tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh đó bạn và người ấy có thể tham khảo triệt sản nam giới nhằm hạn chế các tác dụng không mông muốn trên nữ giới khi sử dụng phương pháp này.