Ngoài vùng nách, lưng, tay chân ra thì mặt và đầu là bộ phận cũng dễ bị đổ mồ hôi nhất trên cơ thể con người. Khuôn mặt luôn trong tình trạng nhễ nhại mồ hôi, đầu, tóc hay bết dính, ướt nhẹp đều là những bất tiện mà người bị đổ mồ hôi đầu mặt phải đối mặt. Vậy đổ mồ hôi đầu mặt có nguyên nhân từ đâu, có những cách nào để chữa trị, hãy đọc ngay bài viết sau đây.
Đầu tiên, phải khẳng định, nếu bạn bị đổ mồ hôi vùng đầu, mặt thì bạn không hề đơn độc. Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Da liễu Lâm sàng Hoa Kỳ (https://www.springer.com/journal/40257), khoảng 22,8% những người mắc phải căn bệnh đổ mồ hôi gặp phải tình trạng đổ mồ hôi trên mặt và đầu.
Bài viết Hot:
Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi đầu, mặt
Đổ mồ hôi vùng đầu, mặt có thể là kết quả bài tiết bình thường của cơ thể do thời tiết hoặc tập luyện thể dục. Nhưng nếu bạn đổ mồ hôi không ngừng mà không do hai điều trên, rất có thể có thể đó là biểu hiện của chứng đổ mồ hôi, hay còn gọi với tên khoa học là “hyperhidrosis”.
Trong khi chứng “hyperhidrosis” có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, thì có một số lượng lớn các tuyến mồ hôi ở mặt và da đầu. Vì vậy, nếu bạn dễ bị đổ mồ hôi quá nhiều, có thể thấy rõ hơn ở những vùng đó.
Khi bạn bị đổ mồ hôi nhiều ở vùng đầu mà mặt, xét về mặt y học, hiện tượng này còn được biết đến với cái tên “hyperhidrosis sọ mặt” (đổ mồ hôi sọ mặt). Chúng thường xảy ra trên trán, mũi, cằm, nhưng nhiều nhất là ở đầu và mặt, nên nhiều người vẫn thường gọi là đổ mồ hôi đầu, mặt. Nếu bạn lo lắng, căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi ở vùng này hơn.
Có thể trị mồ hôi đầu, mặt bằng những phương pháp nào?
Đổ mồ hôi quá nhiều ở vùng đầu, mặt sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đặc biệt là với những người thường xuyên trang điểm, người mẫu tóc,… nhưng cũng có một số các phương pháp điều trị có thể giảm được tình trạng này, bao gồm:
- Thuốc chống mồ hôi (không cần kê đơn): Những loại thuốc này thường gồm những thành phần nhẹ và có chứa nhôm clorua giúp giảm tình trạng tăng tiết mồ hôi.
- Thuốc chống mồ hôi (loại kê đơn): Những chất có trong thuốc này để là những chất chống mồ hôi loại mạnh và thường chứa nhôm clorua hexahydrat. Lưu ý rằng chúng có thể gây khó chịu cho vùng da nhạy cảm ở mặt và đầu.
- Tiêm botox: Phương pháp này có thể được sử dụng để làm giảm hoạt động của dây thần kinh ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi. Nếu lựa chọn phương pháp này bạn có thể điều trị trong vài lần để thuốc có tác dụng. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dung trong tối đa 12 tháng.
- Thuốc kháng cholinergic: Đây là loại thuốc uống có khả năng làm giảm tiết mồ hôi trên toàn bộ cơ thể của bạn chứ không riêng vùng đầu và mặt. Nhưng hãy lưu ý rằng loại thuốc này có thể có các tác dụng phụ như táo bón, bí tiểu, chóng mặt và khô miệng,..xem thêm
Điều trị ra mồ hôi đầu, mặt với phương pháp iontophoresis
Điện ion (iontophoresis) là một phương pháp điều trị dành cho những người bị tăng tiết mồ hôi. Phương pháp này dựa trên nguyên lý sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ làm co các tuyến mồ hôi và giúp giảm lượng mồ hôi được tiết ra.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng với những bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi ở mức độ trung bình nhẹ đến nặng, dù điều trị tại các cơ sở y tế hay tại nhà đều đem lại hiệu quả khả quan.
Hiện nay, phương pháp Ionophorese đã được tích hợp trong máy LIPLOP và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng. Các bạn có thể tham khảo tại https://liplop.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết.
Một số lời khuyên trong cuộc sống hằng ngày
- Luôn có một chiếc khăn mềm, thấm nước bên mình để thấm khi mồ hôi tiết ra
- Hạn chế đồ ăn cay và cafein, chúng đều là tác nhân chủ yếu gây đổ mồ hôi mặt
- Tránh nơi có nhiệt độ cao hoặc mặc quần áo quá ấm
- Mặc các loại quần áo thoáng khí, khả năng hút ẩm cao
- Giữ đủ nước trong cơ thể, mang theo nước bên mình
- Mang theo một chiếc quạt nhỏ để giữ cho khuôn mặt luôn mát mẻ và khô ráo, tránh bị đổ mồ hôi
- Ăn các bữa ăn nhỏ, ăn nhiều bữa hơn để giúp điều hòa tiêu hóa, sinh nhiệt
Các bạn thấy đấy, đổ mồ hôi nói chung và đổ mồ hôi vùng đầu, mặt nói riêng gây ra rất nhiều bất tiện cho người mắc phải, đặc biệt là những người yêu thích trang điểm hay có công việc đặc thù. Một số gợi ý trên đây chúng tôi hy vọng các bạn có thể tham khảo và giảm đi tình trạng đổ mồ hôi của bản thân. Chúc các bạn thành công!