Thai nghén hay còn được gọi là ốm nghén là một trong những hiện tượng thường thấy của hầu hết các phụ nữ mang thai. Có người nghén ít có người lại nghén rất nặng, vài chị em chỉ nghén khi mới cấn thai, một số khác thì tình hình ốm nghén kèo dài gần hết cả thai kỳ. Thực tế thì ốm nghén là dấu hiệu mang thai đầu tiên mà phụ nữ nhận biết bản thân đang mang thai, tuy nhiên một số trường hợp quá nặng thì nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Tổng quan về thai nghén
Thai nghén là hiện tượng như thế nào?
Ốm nghén hay gọi tên theo y học là thai nghén, một trong những dấu hiệu đầu tiên mà phụ nữ nhận biết bản thân đang có mang. Đi kèm cùng với thai nghén là một số dấu hiệu như trễ kinh, mệt mỏi, thèm ngủ, dịch tiết âm đạo thay đôi,…đây là những dấu hiệu cho thấy bản thân phụ nữ đang vào giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Thông thường phụ nữ mang thai sẽ nghén trong 14 tuần đầu của thai kỳ, thai càng gần về giữa và cuối thì hiện tượng này bớt dần và không còn nữa.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng phụ nữ nghén ít hoặc không có sẽ dễ sảy thai hơn nhưng thực tế nghiên cứu này vẫn chưa được xác thực. Rất nhiều chị em mang bầu dù không nghén nhưng thai nhi vẫn phát triển rất tốt và khỏe mạnh cho đến lúc vượt cạn. Các mẹ bầu sẽ thường cảm thấy khó chịu nhất là vào buổi sáng hoặc chập chiều tối, lúc này thai nghén dữ dội, hầu như sẽ làm cơ thể người mẹ nôn ói rất nhiều.
Một vài nghiên cứu khác cho thấy rằng thai nghén thực tế cũng là một hiện tượng mang y nghĩa tốt vì chúng hạn chế được mẹ bầu ăn những thức ăn không tốt cho sức khỏe. Đa phần người mẹ sẽ cảm thấy khó chịu với món ăn óc mùi quá nồng, tanh hoặc quá nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, chiên xào. Có vài phụ nữ trong thời kỳ mang thai hầu hết thói quen ăn uống của họ đều bị thay đổi, những món ăn yêu thích bây giờ trở thành món ăn mà họ ghét nhất. Nhưng dù có ghét món nào đi chăng nữa, mẹ bầu vẫn nên ăn uống thật đủ chất nhé!
Nguyên nhân của thai nghén
Nguyên nhân của thai nghén thì có rất nhiều tùy vào tình trạng của mỗi thai phụ. Một số chị em là do mùi của thức ăn làm kích thích khứu giác, gây co bóp bao tử nên xảy ra hiện tượng nôn ói, khó chịu. Phần khác thì do nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai tăng cao dẫn đến vị giác thay đổi nên ăn bất kỳ thức ăn gì cũng cảm thấy khó chịu và buồn nôn. Nhiều bác sĩ còn lý giải nguyên nhân thai nghén là do lượng đường trong máu giảm và có vô vàn nguyên nhân khác nữa.
Chúng ta thường thấy cơ thể có cảm giác nôn ói là khi bị say tàu xe hoặc ăn phải một thức ăn gì đó có mùi qua tanh nồng hoặc đơn giản hơn là bạn bị đau đầu, chóng mặt nên dẫn đến buồn nôn. Một vài nguyên nhân dưới đây cũng là điều khiến mẹ bầu bị thai nghén trong thời kỳ mang thai:
- Lần sinh trước có hiện tượng ốm nghén nặng
- Có mang thai bé gái
- Người mẹ ở lần đầu mang thai
- Số lượng em bé trong bụng từ 2 trở lên
- Cơ địa yếu ớt, không được khỏe
- Từng dùng thuốc tránh thai trước thời kỳ mang thai
- Tâm trạng thay đổi, dễ xúc động
Mỗi một mẹ bầu sẽ có thời kỳ mang thai khác nhau, có người sẽ ốm nghén liên tục nhiều tuần. Nhưng có người lại ăn rất nhiều, thể trạng khỏe mạnh, tâm trạng vui vẻ, đôi khi lúc mang thai da dẻ hồng hào hơn cả những lúc bình thường. Những hiện tượng khi mang thai có thể được thay đổi nếu bạn có chế độ sinh hoạt lành mạnh nhất là nên nghe theo những lời khuyên từ bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Thai nghén nặng nhất vào tháng thứ mấy?
Thời gian thai phụ bắt đầu cảm thấy ốm nghén là khi thai đã được hình thành từ 5 đến 6 tuần và thời kỳ ốm nghén nặng nhất là vào tuần thứ 9 của thai kỳ. Ở 3 tháng đầu thai những triệu chứng ốm nghén sẽ khá nặng nề, bạn lúc nào cũng cảm thấy khó chịu với mùi của tất cả mọi thứ xung quanh nhất là với thức ăn càng nồng càng dễ buồn nơn. Nhưng thau phụ có triệu chứng ốm nghén nặng sẽ buồn nôn liên tục, ăn bất kỳ món ăn nào cũng nôn liền ngay sao đó, cơ thể xanh xao, mệt mỏi,…
Vài thai phụ may mắn hơn vì hiện tượng thai nghén giảm dần sau 3 tháng đầu, vào giữa thai kỳ cơ thể đã làm quen với bào thai dần hoạt động trở lại bình thường. Đây là thời điểm để chúng ta tẩm bổ cho cơ thể khỏe mạnh hơn, không còn những triệu chứng buồn nôn, đau đầu như trước nữa. Còn một phần ít mẹ bầu ốm nghén cả thai kỳ và đặc biệt hơn cả họ chỉ ốm nghén với đúng một món ăn nào đó hoặc mùi hương nào đó.
Khi có tình trạng ốm nghén quá nặng vượt qua thể trạng có thể chịu đựng của thai phụ, gia đình nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn điều trị. Tuy mẹ bầu sẽ không được uống thuốc vì có ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng đơn thuốc điều trị ốm nghén sẽ hoàn toàn không tác động xấu đến em bé và chỉ trong thời gian ngắn hiện tượng nghén sẽ giảm ngay. Sau thời gian ấy bạn nên ăn uống đầy đủ chất để giúp trẻ có sự phát triển bình thường và hoàn thiện hơn nhé!
Làm thế nào để giảm bớt triệu chứng nghén
Điều đầu tiên bạn nên làm để mẹ bầu không cảm thấy khó chịu khi mang thai đó là tránh để họ tiếp xúc với những món ăn có mùi quá nồng hoặc tanh. Thậm chí ngay cả cá là một món ăn giàu dinh dương và cần thiết để phát triển não bộ cho trẻ bạn nên làm thật sạch để thai phụ không còn nghe mùi tanh khó chịu. Nếu thức ăn quá nồng bạn nên chuyển sang ăn nhiều rau củ quả trong thời kỳ mới mang thai.
Khi bản thân đã ổn định được chế độ ăn uống và không còn bị nghén nữa thì chúng ta có thể ăn uống trở lại bình thường. Cảm thấy cơ thể đến cơn buồn nôn thì không nên ăn mà hãy nghỉ ngơi một tí, giảm căng thẳng cho bản thân. Tránh làm việc quá nhiều tăng áp lực cho bản thân, ốm nghén sẽ nặng nề hơn và bạn có thể bị sụt cân không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Nhiều mẹ bầu mách nhau rằng có thể giảm ốm nghén bằng cách ngồi thiền, hoặc tập yoga và một số môn thể thao nhẹ nhàng khác. Khi tham gia tập luyện giúp có thể tạm thời quên đi cơn buồn nồn vì thế mà bạn từ hạn chế được hiện tượng ốm nghén của chính mình. Không cần tập quá nhiều hay quá lâu, một tuần từ 2 – 3 buổi là đủ để duy trì sức khỏe cho mẹ bầu. Việc ngồi thiền cũng là một cách để bạn ổn định tinh thần và giải lao cho cơ thể cũng là một phương pháp hữu hiệu điều hòa bản thân cho phụ nữ mang thai.
Mang thai nhưng không bị ốm nghén thì có bình thường không?
Nhiều mẹ bầu là thai đầu nên chưa có nhiều kinh nghiệm dương thai cũng như nhận biết bản thân đang mang thai. Vấn đề ốm nghén mỗi người sẽ có sự khác biệt rất lớn, người có thể trạng yếu ớt đôi khi có thai nghén sẽ nặng nề và mệt mỏi hơn rất nhiều. Một vài trường hợp không hề gặp vấn đề thai nghén trong suốt cả thai kỳ.
Bạn đừng lo lắng ghi bản thân không hề gặp hiện tượng thai nghén, có rất nhiều mẹ bầu chả có một dấu hiệu nhận biết là đang mang thai họ vẫn có thai kỳ rất khỏe mạnh. Không ốm nghén đôi khi còn da cơ địa của bạn khỏe mạnh, nhanh thích ứng với việc bản thân đang có thêm một thành viên nữa. Chứng tỏ bạn có sức khỏe rất tốt đủ khả năng duy trì và nuôi sống bản thân lẫn đứa trẻ trong bụng.
Thai nghén kéo dài đến lúc sinh con có biến chứng gì nặng nề không?
Thực tế thì thai nghén nặng và kéo dài sẽ khiến người mẹ có thai kỳ khá là cực khổ và khó khăn. Việc ăn uống luôn gặp trở ngại, ăn bất kỳ thức ăn nào cũng nôn ra ngoài. Ngoài ra nếu vào giai đoạn giữa thai kỳ bạn vẫn bị ốm nghén nặng nề thì ảnh hưởng vô cùng đến tình trạng phát triển của bào thai. Nôn ói thường xuyên khiến mẹ bầu chán ăn, tinh thần không được tốt, không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho bào thai.
Trường hợp nặng nhất mà mẹ bầu gặp phải là vấn đề nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kì. Nhiễm độc thai kì là khi mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén nặng nôn ói nhìn, tâm trạng cau gắt dẫn đến lên cơn co giật, hôn mê, sinh non và sảy thai. Để hạn chế bệnh lý này mẹ bầu nên khám thai định kỳ, gặp phải bất kỳ dấu hiệu gì đáng ngờ phải đến gặp bác sĩ nhanh nhất có thể.
Vì thế nếu tình trạng thai nghén quá nặng nề, gia đình nên đưa mẹ bầu đến gặp bác sĩ để trị dứt điểm thời kỳ ốm nghén cực khổ này. Thai kỳ khỏe mạnh là khi mẹ bầu ăn uống đủ chất, tinh thần sảng khoái và phấn chấn. Lúc nào cũng vui vẻ không gặp bất kỳ trởi ngại nào về ăn uống hay vấn đề sức khỏe mẹ và bé. Phụ nữ mang thai sẽ thay đổi rất nhiều về chế độ sinh hoạt lẫn tâm trạng các bố nên quan tâm và yêu thương mẹ nhiều hơn nhé!