Mang Thai Tuần thứ 38 – Những thay đổi mà chị em phải biết

Mang thai là một quá trình kéo dài mà ta sẽ cảm nhận thấy được những thay đổi cả về thể chất và tinh thần của phụ nữ khi mang thai cùng với sự hình thành và phát triển của thai nhi từ trong tử cung của người mẹ cho tới khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, các đặc điểm này càng rõ nét khi bước vào tam nguyệt cá thứ ba. Để hiểu rõ hơn những chuyển biến trong tháng cuối của thai kì ở mẹ bầu và bé, hãy bắt đầu tìm hiểu từ tuần thai thứ 38 qua bài viết dưới đây nhé!

Những thay đổi của mẹ và bé ở tuần thai thứ 38

Những thay đổi của mẹ và bé ở tuần thai thứ 38

Khi thai nhi được 38 tuần tuổi

Bước vào tuần tuổi này sự phát triển của thai nhi vẫn tiếp tục nhưng có xu hướng chậm dần lại so với các giai đoạn trước, các bộ phận của cơ thể đã được hoàn thiện toàn diện.

  • Đối với một thai nhi khỏe mạnh bình thường ở độ tuổi này thai có:
  1. Chiều dài của bé khoảng 49.3cm
  2. Cân nặng khoảng 3083gram được ví gần như một quả dưa hấu.
Sự phát triển của thai nhi khi được 38 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi khi được 38 tuần tuổi

  • Lớp mỡ dưới da có tác dụng ủ ấm cho bé vẫn tiếp tục được dày lên thay cho lớp lông tơ bao phủ cơ thể đang rụng dần để chuẩn bị cho ngày bé ra đời.
  • Não bộ và hệ thống thần kinh: phát triển ngày càng phức tạp hơn để gia tăng sự đáp ứng với các kích thích từ môi trường sau khi bé ra đời, cùng với đó não bộ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các chức năng của toàn bộ cơ thể.
  • Phổi: tiếp tục hoàn thiện cấu tạo và thực hiện tốt chức năng hô hấp. Bên cạnh đó, các dây thanh âm cũng đã được tăng cường và phát triển hơn giúp bé cất tiếng khóc chào đời và khai thông đường thở một cách thành công.
  • Nhu động ruột: Từ tuần thứ 20 của thai kỳ đến khi được sinh ra, thai nhi đã nuốt nước ối ( trong đó chứa các chất thải từ ruột, mật và những lông tơ rụng, chat sáp bã nhờn…). Tất cả chúng sẽ được bài tiết ra ngoài dưới dạng phân su khi bé được chào đời.
  • Móng chân bé bắt đầu mọc và độ dài đã chạm đến đầu ngón chân.
  • Tần số thưc hiện các phản xạ nắm, mút tay hay đạp ở bé thường xuyên hơn.
  • Các đường nét trên khuôn mặt rõ ràng nhưng màu mắt thì ta chưa thể biết rõ được do sắc tố ở tròng mắt chưa ổn định.

Xem thêm: Uống nước dừa khi mang thai và những điều bạn chưa biết

Sự thay đổi của mẹ bầu trong tuần thai 38

Những điều bắt gặp ở phụ nữ mang thai ở tuần thứ 38 của thai kì

Những điều bắt gặp ở phụ nữ mang thai ở tuần thứ 38 của thai kì

  • Tâm lý: các mẹ ở giai đoạn này sự mệt mỏi sẽ diễn ra nhiều hơn kèm theo đó là tâm trạng mong mỏi, lo lắng cho ngày con ra đời, chuẩn bị đồ đạc cho việc sinh nở… Để chuyển dạ tốt đẹp thì một tinh thần thoải mái là điều cần thiết cho bạn.
  • Nghỉ ngơi:
  1. Phụ nữ có thai to đi lại khó khăn và ì ạch hơn, ngại vận động à muốn được nghỉ ngơi nhiều. Bạn có thể giảm tê bì chân nhờ ngâm chân bằng nước ấm pha thêm chút muối hay thảo dược.
  2. Trong thời điểm này các mẹ sẽ khó ngủ hoặc mất ngủ do nhiều nguyên nhân như tâm lý căng thẳng, hoang mang hoặc do sự giảm lưu lượng tuần hoàn máu bởi sự chèn ép của thai nhi, bạn có thể thay đổi tư thể nghỉ ngơi để dễ chịu.
  • Ngực của phụ nữ mang thai sẽ phát triển to và căng hơn do hormone kích thích phát triển các tuyến sữa, do đó đôi khi bạn sẽ thấy có hiện tượng rỉ sữa non.
  • Ở tuổi thai này, kích thước vòng bụng ở phụ nữ mang thai sẽ không tăng lên, nhưng sẽ cảm thấy khó chịu và đi tiểu thường xuyên hơn do thai nhi dần tụt thấp vào trong khung xương chậu của mẹ bầu gây chèn ép vào bàng quang kích thích bạn đi tiểu nhanh hơn.
  • Sự chèn ép cũng gây nên sự khó chịu ở vùng chậu cho bà bầu như gây đau mỏi vùng hông, lưng hoặc có thể là đau bụng dưới.
  • Bụng to, lớp da bị giãn ra, căng cứng làm mất độ đà hồi và độ ẩm ban đầu gây tình trạng khô da, ngứa bụng.
  • Cùng với sự phát triển của thai nhi thì cơ thể mẹ bầu cũng tăng lượng dự trữ chất lỏng lên và gây phù chân, đặc biệt là vùng mắt cá chân và bị chuột rút nhiều lần hơn so với trước đây.
  • Ngoài ra, bà bầu ở tuần 38 cũng có thể xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ khác mà ta cần lưu ý như bong nút nhầy cổ tử cung, ra ít máu âm đạo hoặc xuất hiện các cơ gò chuyển dạ…

Lời khuyên cho bạn

Một vài lưu ý nhỉ trong tuần thai thứ 38

Một vài lưu ý nhỉ trong tuần thai thứ 38

  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu để tăng sự dẻo dai, thoải mái, hỗ trợ bạn trong cuộc đẻ sắp tới như tập yoga, đi bộ đường bằng nhẹ nhàng… Duy trì được cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá ít hay quá nhiều (điều này cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới cân nặng của bé khi còn trong bụng mẹ).
  • Mặc quần áo thoáng mát nhưng kín đáo vào mùa nóng và cần đủ ấm vào mùa lạnh, không mang giày cao gót thay vào đó là các loại giày dép có lót gót êm và đế bằng, chống trượt.
  • Cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh các yếu tố căng thẳng, stress từ công việc và cuộc sống.
  • Tránh lao động nặng, quá sức trong thời gian này. Tranh thủ thời gian để nghỉ ngơi, đặc biệt là giấc ngủ vào buổi tối để dưỡng sức chào mừng thiên thần nhỏ ra đời.
  • Xác lập chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho mẹ và bé, nhất là các vitamin nhóm B, C… Thức ăn cần được chế biến sao cho dễ tiêu hóa và đảm bảo vệ sinh. Uống nước theo nhu cầu nhưng chú ý là không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. tránh các thực phẩm khó tiêu, gây đầy bụng, các dạng nước uống có chất kích thích…
  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường, thay đổi của cơ thể như đau bụng dưới, ra máu âm đạo, chảy dịch ối… để kịp thời đưa tới các cơ sở y tế xử trí. Những tuần gần sinh, bắt đầu từ tuần thứ 38 thì mẹ bầu nên đi kiểm tra một lần/tuần về thai nhi và sức khỏe của mẹ để chuẩn bị cho ngày chuyển dạ được tốt nhất.

Một số câu hỏi thường gặp

Như thế nào thì được gọi là thai phát triển hơn so với tuổi thai?

  • Dựa vào chiều dài của thai nhi đo đươc khi thực hiện siêu âm trên mức bình thường khoảng 03cm thì được cho là thai có kích thước lớn hơn so với tuổi thai.
  • Thai quá lớn có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con (khó đẻ do thai to) làm tổn thương đến cơ quan sinh dục, sức khỏe của thai phụ. Bên cạnh đó, những nguy cơ mà bé có thể gặp phải khi sinh ra là đái tháo đường, béo phì…

Thai kém phát triển là thai như nào?

  • Thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiefu dài trung bình khoảng 03cm, nguyên nhân có thể do khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, oxi hoặc do mẹ (như bị ốm, sử dụng thuốc, chế độ ăn không đảm bảo…).
  • Thai nhẹ cân kéo dài trong quá trình sinh nở có nguy cơ bị ngạt cao, nguy cơ mắc các bệnh khác đều cao hơn trẻ đủ tháng với cân nặng và chiều cao tương ứng tuổi thai và sức đề kháng cũng như chỉ số thông minh thấp hơn bình thường.
Thai nhi được 38 tuần tuổi

Thai nhi được 38 tuần tuổi

Sinh con ra khi bé mới được 38 tuần tuổi thì sức khỏe của bé có ảnh hưởng gì không?

  • Thai nhi từ tuần tuổi thứ 37 đến 38 tuần 06 ngày vẫn được coi là sinh sớm. Tuy nhiên, khi ở tuần tuổi này cơ thể thai nhi đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đặc biệt là chức năng hô hấp của trẻ. Do đó, khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở trong tuần thai thì cũng không cần quá lo lắng.

Thai nhi tăng cân chậm hoặc không tăng cân tiếp ở tuần thai thứ 38 này thì có bị làm sao không?

Có khá là nhiều nguyên nhân như do chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi chưa hợp lý của mẹ hoặc do canxi hóa nhau thai… các tuần cuối sắp sinh bạn nên đi kiểm tra 1 lần/tuần để theo dõi tình trạng của bản thân và bé:

  • Nếu cân nặng chưa đủ thì việc trao đổi với bác sĩ tìm nguyên do và cách xử trí tốt nhất cho mình, bên cạnh đó bạn cần điều chỉnh lại chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng cho thích hợp.
  • Ngược lại, nếu kiểm tra mà thai nhi đạt cân nặng dao động trong khoảng từ 2.7 – 3.2 kg trở lên thì bạn có thể yên tâm là bé đã đạt trọng lượng chuẩn rồi nhé!

Cần chuẩn bị thêm đồ gì cho mẹ bầu trong giai đoạn này?

  • Chuẩn bị áo ngực cho con bú là một ý kiến được đưa ra nhiều nhất cho bạn, kèm theo đó là chuẩn bị những đồ dùng khác như bỉm đóng sau sinh hoặc quần áo cho con… Quan trọng nhất là tâm lý của bạn, hãy thư giãn và trò chuyện với bé nhiều hơn mỗi ngày nhé!
Cách quan hệ lâu 30 phút