Nước dừa là một trong những loại thức uống vàng được mẹ bầu tin tưởng lựa chọn trong thời kỳ mang thai với những lợi ích cho sức khỏe bản thân, cũng như làm trẻ khi sinh ra có da dẻ hồng hào, trắng mịn. Tuy nhiên, sử dụng nước dừa sao cho có hiệu quả và tránh được các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra thì chưa hẳn mọi người đã tìm hiểu được hết. Và để rõ hơn chúng ta hãy cùng nhau khám phá về nước dừa nhé!
Khái niệm và thành phần của nước dừa
- Nước dừa là loại đồ uống có nguồn gốc từ tự nhiên có dạng lỏng, màu trong và được chứa ở bên trong quả dừa.
- Trong thành phần của nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất… không chứa chất béo và ít năng lượng cho người dùng (khoảng 18 kcal/ 100gram). Cụ thể trong 100 gram nước dừa ta thu được: 0.7gram protein, 7gram cacbohydrat, 0.2gram chất béo bão hòa, 2.4mg vitamin C cùng các khoáng chất: 24mg Canxi, 25mg Magie, 0.3mg sắt và các chất điện giải: 105mg Natri , 250mg Kali.
Công dụng của nước dừa
-
Giúp tăng cường sức khỏe, hệ thống miễn dịch
Nước dừa chứa ít đường, ít chất béo và ít calo cùng với đó là một loạt các vitamin và các khoáng chất như sắt, kali, magie, natri, chloride… Từ đó giúp tăng cường sức khỏe một cách tối ưu cho cơ thể và nâng cao hệ thống miễn dịch toàn thân (như axit lauric trong nước dừa sẽ chuyển hóa monolaurin khi ở trong cơ thể có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus…), đồng thời cải thiện tình thần, giảm thiểu sự mệt mỏi cho mẹ bầu.
Nên xem: Lịch tiêm cho bà bầu mà bạn cần biết
-
Bổ sung chất điện giải
- Nước dừa cũng cung cấp các chất điện phân cần thiết để giữ cho cơ thể đủ nước như kali, natri và canxi… những thành phần này giúp duy trì sự ổn định của huyết áp, độ pH, cân bằng chất lỏng và tăng cường hoạt động của các cơ trong cơ thể.
- Và cũng nhờ các chất điện giải và khoáng chất mà nước dừa non còn đóng vai trò cân bằng yếu tố nội môi và bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể như trong các trường hợp mất nước do tiêu chảy, sốt…
-
Lợi tiểu
- Với tính chất giải nhiệt, làm mát toàn thân và chứa các khoáng chất như kali, magie giúp phụ nữ có thai thanh lọc độc tố, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu và khả năng sinh non ở mẹ bầu.
- Cũng chính vì điều này mà bạn cần lưu ý không dùng nước dừa vào ban đêm nhằm tránh làm phiền giấc ngủ của bạn.
-
Cải thiện hệ tiêu hóa
- Giúp làm giảm triệu chứng ợ nóng , trung hòa acid dịch vị và cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đồng thời cũng giảm thiểu đi các tình trạng buồn nôn, nôn, tiêu chảy… cho các mẹ bầu.
- Trong nước dừa còn có acid lauric, tiền chất của monolaurin giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh đường tiêu hóa từ vi khuẩn, virus, kí sinh trùng.
-
Tốt cho tim mạch và phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
- Lượng kali có trong nước dừa cao gấp hai lần trong chuối, do đó việc uống nước dừa đều đặn đúng cách mỗi ngày còn có tác dụng điều hòa huyết áp ở những người đang bị hoặc có nguy cơ cao huyết áp (người thường có hàm lượng kali máu thấp). Tránh gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai – một trong những dấu hiệu của tiền sản giật (tai biến sản khoa).
- Bên cạnh đó còn chứ các loại protein, vitamin và các chất thiết yếu khác giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, giúp tăng nồng độ cholesterone tốt (HDL) và giảm cholesterone xấu (LDL) có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Lượng đường trong nước dừa chiếm tỉ lệ thấp, nếu dùng nước dừa đúng cách và hạn chế sử dụng các đồ ngọt khác thì đây được coi là đồ uống giúp kiểm soát đường máu tốt cho người tiểu đường cũng như giúp họ vượt qua cơn them ăn không đáng có. Do đó giúp tránh được vấn đề đái tháo đường thai kỳ.
-
Làm đẹp da
- Các cytokinin và acid lauric được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da, cân bằng độ pH, chống lão hóa da, giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da và làm tăng độ đàn hồi của da hạn chế tình trạng rạn da, ngứa da hay eczema cho mẹ bầu.
Vậy làm cách nào để các mẹ bầu có thể trải nghiệm được hết những công dụng tuyệt vời và tránh được những ảnh hưởng không tốt từ nước dừa mang lại.
Sử dụng nước dừa như thế nào thì tốt cho thai kì?
-
Thời gian bắt đầu dùng nước dừa:
- 3 tháng đầu của thai kỳ không nên sử dụng nước dừa do tính chất giảm nhiệt, làm mát và chứa hàm lượng chất béo cao gây tình trạng tụt huyết áp, nhược cơ, đầy bụng, khó tiêu… khiến cơ thể đang chịu những thay đổi đột ngột càng trở nên mệt mỏi và khó chịu hơn, tệ nhất là có thể dẫn đến sảy thai nếu dùng quá nhiều nước dừa.
- Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi (tam nguyệt cá thứ hai) là thời điểm được cho là tốt nhất để các chị em tận hưởng 01 ly nước dừa mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp đa ối hoặc có lượng nước ối nhiều thì đồng nghĩa ta nên giảm thiểu lượng nước dừa sao cho phù hợp với thể trạng của các mẹ bầu.
2. Lượng dùng cần thiết mỗi ngày:
- Bình thường các mẹ bầu nên bổ sung một lượng khoảng 150 – 250ml (01 trái dừa nước) mỗi ngày nhằm bổ sung thêm nước và dưỡng chất có lợi cho cơ thể, nhất là với những phụ nữ mang thai đang có nguy cơ hoặc tình trạng ít nước thì ta có thể dùng từ 300 – 700ml nước dừa/ngày ( tham khảo ý kiến bác sĩ).
- Ngoài uống nước dừa thì ta cần bổ sung các loại đồ uống khác như nước lọc, sữa… tránh lạm dụng mỗi nước dừa, điều này có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng gây ra tác động đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Lưu ý khi sử dụng
- Nước dừa không chỉ uống ngon hơn mà còn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao hơn khi dừa còn nguyên quả và vừa mới hái, nên hãy cố gắng lựa chọn quả dừa nước non được khoảng 6 – 7 tháng tuổi, vỏ còn xanh và mới được thu hoạch để đảm bảo độ tươi.
- Nước dừa giúp cân bằng huyết áp, tim mạch và đường máu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nước dừa liên tục với số lượng lớn sẽ khó tránh khỏi các tình trạng đái tháo đường thai kỳ, thừa cân, béo phì, khiến thận làm việc nhiều hơn… Do đó khi sử dụng nước dừa bạn cần ăn uống ít các loại đồ ngọt khác và duy trì ổn định một lượng từ 150 – 250 ml nước dừa mỗi ngày cho cơ thể.
- Nước dừa như một loại nước giải khát và bù điện giải đem lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu ta uống quá nhiều trong một thời gian dài, thì có thể bị dễ bị đầy bụng, ớn lạnh hoặc hâm hấp sốt… nhất là khi vừa đi ngoài trời nắng về hoặc vận động dưới trời nắng nóng mà uống liên tục một lượng lớn nước dừa các dấu hiệu này sẽ khiến bạn càng khó chịu hơn.
- Không uống nước dừa vào ban đêm do tính chất lợi tiểu tự nhiên và gây đầy bụng sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ bầu.
- Đối với những người đang gặp vấn đề về đường ruột như khó tiêu, đầy bụng hoặc mệt mỏi, tay chân lạnh, nhược cơ… thì không nên sử dụng loại đồ uống.
- Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và lên lịch kiểm tra sức khỏe cho mẹ và bé theo lịch hay khi có những biểu hiện bất thường.
Trên đây là những thông tin hữu ích về nước dừa hi vọng sẽ giúp đỡ được bạn trong việc lựa chọn thức uống phù hợp cho phụ nữ trong quá trình mang thai. Các mẹ hãy kết hợp một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục và lên lịch khám thai định kỳ hay khi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để chuẩn bị thật tốt cho sự chào đời của một thiên thần khỏe mạnh nhé!