Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi từ bên trong (như nội tiết,sức đề kháng…) ra bên ngoài (vóc dáng, lông tóc, da niêm mạc…) giúp ta đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, ngoài ra một số biểu hiện còn cho ta biết thai nhi đó là nam hay nữ. Vậy điều này có là thật, chúng ta hãy tìm hiểu nhé! Và giờ hãy bắt đầu từ đường lông bụng (hay còn được gọi là linea nigra) của phụ nữ khi mang thai.
Nguyên nhân mọc lông bụng khi mang thai
- Ở nữ giới, khi nồng độ testosterone (hormone sinh dục ảnh hưởng tới việc mọc lông tóc của cơ thể) đạt nồng độ cao thì lông mọc nhiều và phát triển theo, đặc biệt là ở vùng bụng, chúng là loại lông tơ, không quá sẫm và đường lông giữa bụng gần như sẽ không có.
- Lông ở đường trắng giữa bụng được biểu thị rõ nét nhất trong thời kỳ mang thai, một thời điểm mà cơ thể nữ giới thay đổi nội tiết tố đột ngột, sản xuất ra nhiều androgen, nhất là vào 03 tháng cuối của thai kỳ thì đường nâu này càng sẫm màu và rõ nét hơn. Đường lông này chạy theo một đường kéo dài từ vùng mu lên qua rốn. Ngoài ra, bạn cũng có thể mọc thêm lông ở các khu vực như lưng, mặt, cánh tay hay chân…
Nên biết: Uống nước dừa khi mang thai? Bạn đã uống đúng cách
Lông bụng mọc nhiều sau khi sinh có hết không?
- Đường lông bụng phát triển nhiều lên khi mang thai và trung bình sau sinh khoảng 6 tháng thì đường lông bụng này của bạn sẽ biến mất tùy theo cơ địa của người phụ nữ. Ngược lại, nếu lông bụng vẫn không thay đổi màu sắc và biến mất thì bạn cần đến gặp các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm trong vấn đề này để được tư vấn và được tiến hành kiểm tra nhằm loại trừ các bệnh lý khác có thể mắc phải.
Có thể tẩy lông đường bụng giữa không?
- Như bạn đã biết lông ở đường giữa bụng này sẽ mất dần sau khi sinh. Tuy nhiên nếu bạn không thích sự có mặt của nó thì vẫn có thể loại bỏ vùng lông này đơn giản bằng các phương pháp wax lông hay tẩy lông (dùng kem tẩy hoặc dùng tia laser) nhưng phải thật chú ý tới vấn đề vệ sinh, an toàn khi thực hiện để tránh tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra cho vùng da nhạy cảm này, cũng như phương pháp phù hợp khi làm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn sử dụng thuốc hay liệu pháp không thích hợp để trietj lông khi mang bầu.
Mọc quá nhiều lông khi có bầu có ảnh hưởng tới thai nhi?
- Mọc nhiều lông trong thời kỳ mang thai là một trong những biểu hiện cho sự tăng cao của nồng độ androgen trong cơ thể phụ nữ có thai hoặc do có hội chứng buồng trứng đa nang hay tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc chống động kinh… Lượng androgen này khi bị dư thừa sẽ làm tăng nguy cơ nam hóa ở thai nhi là bé gái (thí dụ như có giọng nói trầm)… Ngoài ra còn có thể làm tăng huyết áp, làm khối cơ tăng lên đáng kể hay tăng cân nhanh.
Nhận biết giới tính qua đường lông bụng
Dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh được chính xác việc này nhưng theo dân gian thì nhiều người vẫn tin rằng khi nhìn vào hình dáng, sắc thái của đường lông bụng sẽ biết được thai nhi là nam hay nữ. Cụ thể:
- Đường thẳng trên bụng chạy thẳng qua rốn và đậm màu thì sẽ là con trai.
- Còn nếu đường giữa này lại cong và có màu đi thì thai nhi đó là bé gái.
Tuy nhiên, mình nghĩ việc mang bầu trai hay gái sẽ không quan trọng bằng thai nhi phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ và khi sinh nở mẹ tròn con vuông phải không nào các bạn.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tích lũy những hiểu biết, kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe phụ nữ khi mang thai, đồng thời giúp bạn trả lời về đường lông bụng rõ rệt ở các mẹ bầu.