Viêm nhiễm phụ khoa là cụm từ chỉ chung cho những bệnh lý viêm nhiễm ở các mức độ khác nhau (từ nhẹ đến nặng) tại các cơ quan sinh dục nữ mà đa số các chị em phụ nữ trải qua ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nữ giới mà còn tác động không nhỏ vào đời sống sinh hoạt, tình dục vợ chồng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh? Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả nhất là như thế nào?
Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng nhau tìm câ u trả lời nhé!
Đối tượng hay gặp phải viêm nhiễm phụ khoa
Ta có thể bắt gặp bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở mọi lứa tuổi. Tỉ lệ mắc phải ở nữ giới chưa có quan hệ tình dục thấp hơn so với phụ nữ đã quan hệ tình dục hoặc đã lập gia đình, cụ thể:
- Phụ nữ có thai hoặc sau sinh: do sự thay đổi đột ngột của hormone sinh dục và sức đề kháng của cơ thể kém đi cùng với việc vệ sinh không đúng cách làm gia tăng nguy cơ bị viêm phụ khoa.
- Từng nạo/ phá thai một hay nhiều lần: có thể do sự xâm lấn khi tiến hành thủ thuật và yếu tố vệ sinh không được đảm bảo
- Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh: lượng hormone sinh dục của nữ giới không đủ làm giảm sự bôi trơn và ngăn chặn tác nhân gây bệnh của dịch nhầy âm đạo do buồng trứng teo nhỏ dần theo tuổi không đảm bảo được chức năng nội tiết
- Quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh: trước và sau quan hệ bạn vệ sinh không sạch sẽ cùng với đó có thể lây nhiễm chéo nhau từ bạn tình.
Triệu chứng của viêm phụ khoa
- Khí hư bất thường
Bình thường dịch tiết âm đạo có màu trắng trong hoặc hơi vành, có độ dai dính, không có mùi, lượng dịch này tiết ra từ 1- 4 ml/24h và không gây tình trạng ngứa ngáy. Tuy nhiên, khi viêm phụ khoa thì số lượng, màu sắc, tính chất của khí hư thay đổi rõ rết:
- Lượng khí hư ra nhiều hơn bình thường, có mùi hôi, tanh khó chịu.
- Có thể loãng như nước hoặc có bọt hoặc đặc quánh, dính thành từng mảng hay vón cục, lợn cợn.
- Màu sắc chuyển sang màu trắng đục, vàng, xanh hoặc nâu đen…
- Ngứa ngáy, sưng đỏ vùng kín
Tình trạng này có thể gặp do việc da vùng kín bị kích ứng bởi các chất tẩy rửa, thành phần của bao cao su hay dung dịch vệ sinh phụ nữ… Hoặc do nhiễm nấm, kí sinh trùng, vi khuẩn.
- Đau rát vùng kín nhất là khi quan hệ tình dục
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau bụng dưới hay đau vùng chậu…
- Ngoài ra còn có thể kèm theo đi tiểu buốt, tiểu rắt.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm phụ khoa
Nguyên nhân
Do vi khuẩn
- Có thể là do sự phát triển của vi khuẩn kị khí tồn tại trong âm đạo này trước đó hoặc do các vi khuẩn khác xâm nhập vào gây nên tình trạng viêm nhiễm tại đây.
Do kí sinh trùng
- Cụ thể là trùng roi có tên là Trichomonas vagis tạo ra những dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa và có thể lây chéo cho bạn tình.
Do nấm men
- Do sự phát triển của nấm Candida albicans nằm trong âm đạo, môi trường ẩm ướt, sức đề kháng của cơ thể suy giảm (phụ nữ có thai, người bị đái tháo đường hoặc làm nghề hoặc sử dụng kháng sinh dài ngày…)
Do lậu cầu:
- Một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do song cầu dạng cà phê Neisseria Gonorrhea tạo ra.
Do thay đổi nồng độ hormone sinh dục nữ
- Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú.
- Sử dụng thuốc tránh thai…
Các yếu tố nguy cơ
- Vệ sinh:
- Sử dụng nguồn nước không đảm bảo sạch.
- Thụt rửa quá sâu vào âm đạo.
- Lạm dụng dung dịch vệ sinh, chất có tính sát khuẩn mạnh khi vệ sinh vùng kín.
Vệ sinh không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa
- Mặc quần áo còn ẩm ướt hoặc bó sát, không thoải mái.
- Sử dụng kéo dài các loại thuốc như kháng sinh, steroid, thuốc tránh thai….
- Mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh suy giảm miễn dịch hệ thống…
- Đang điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tiết niệu – sinh dục như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung…
- Lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh như chế độ ăn uống không cân bằng, hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… thường xuyên thức khuya…
- Stress tinh thần, căng thẳng, chịu nhiều áp lực
- Quan hệ tình dục không an toàn hoặc quá thô bạo trong khi giao hợp…
Từ những nguyên nhân nêu trên cùng vị trí viêm nhiễm và mức độ tiến triển của bệnh để có thể đưa ra những chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Một số bệnh lí hay gặp mà ta có thể kể đến là:
- Viêm âm hộ, âm đạo
- Viểm cổ tử cung
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Viêm phần phụ
- Viêm vùng chậu
Hậu quả của việc viêm nhiễm phụ khoa
- Điều đầu tiên đó là tạo ra cảm giác khó chịu, bứt rứt trong người khiến phụ nữ mệt mỏi, tính tình thay đổi dễ cáu gắt hoặc tự ti trong khi làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
- Đặc biệt là trong chuyện chăn gối, khí hư có mùi khó chịu kèm theo tình trạng đau rát làm nữ giới ngại quan hệ tình dục, không có hứng thú hoặc không đạt cực khoái trong giao hợp ảnh hưởng tới tình cảm của vợ chồng. Bên cạnh đó, còn có thể gây nhiễm bệnh chéo sang cho bạn tình thông qua con đường tình dục.
- Nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng thì các bệnh lý phụ khoa này sẽ tiến triển và gây bệnh gây biến chứng không thể xem thường như tăng nguy cơ dọa sảy, sinh non hay ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi ở phụ nữ mang thai; Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản (vô sinh, hiếm muộn); Ảnh hưởng tới vùng chậu và hệ tiết niệu…
Điều trị và phòng ngừa hiệu quả
- Khi phát hiện ra bệnh, bạn không nên tự ý điều trị mà cần đến các cơ sở uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản để được tư vấn và thăm khám đưa ra liệu trình điều trị nhanh và hiệu quả nhất.
- Bạn có thể được làm xét nghiệm máu, nước tiểu, soi cổ tử cung, sinh thiết dịch âm đạo, siêu âm ổ bụng phần phụ… để từ đó tìm được phương thức điều trị khác nhau phù hợp với từng tác nhân gây bệnh đó và điều trị một cách triệt để. Ví dụ: Viêm nhiễm không do vi khuẩn thì bác sĩ có thể kê cho bạn kháng sinh; Nhiễm nấm thì dùng thuốc kháng nấm và viên đặt âm đạo điều trị tại chỗ…
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh từ các cây lá vườn nhà như trinh nữ hoàng cung, lá trầu không, trà xanh…
- Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo đúng y lệnh của thầy thuốc và kết hợp với một số biện pháp phòng ngừa thích hợp dưới đây:
- Vệ sinh thân thể cũng như vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là vào những ngày có kinh nguyệt. Đảm bảo nguồn nước dùng vệ sinh sạch.
- Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có kích ứng hay chất tẩy rửa có tính sát khuẩn cao, gây ảnh hưởng tới môi trường âm đạo (thay đổi độ pH). Cần tìm hiểu các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp.
- Thay băng vệ sinh hoặc sản phẩm có tác dụng tương tự băng vệ sinh khoảng 4h/lần trong ngày nếu có sử dụng.
- Nên mặc đồ có độ co giãn và thoáng mát, khô ráo. Tránh các đồ bò sát, không thấm mồ hôi hoặc ẩm ướt…
- Quan hệ tình dục an toàn (nên chung thủy một vợ một chồng, có thể sử dụng bao cao su, khi giao hợp tránh các động tác thô bạo, quá mạnh…)
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh các stress… Đảm bảo giấc ngủ và nghỉ ngơi theo đồng hồ sinh học của cơ thể, kết hợp thêm tập luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và hạn chế, không nên sử dụng các chất kích thích.
- Chế độ ăn uống: uống đủ lượng nước mỗi ngày theo nhu cầu của cơ thể (dao động từ 1.5 – 3 lít nước lọc). Tránh các đồ ăn nhanh, khẩu phần ăn uống mất cân bằng. Nên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất không những tăng cường sức khỏe cho cơ thể mà còn tạo ra hàng rào ngăn ngừa viêm nhiễm như các loại rau xanh, các loai hoa quả nhóm cam quýt, sữa chua, các loại cá béo hay thịt bò…
- Và một điều không thể thiếu là đi kiểm tra sức khỏe, phụ khoa từ 6 – 12 tháng/ lần.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích được phần nào cho bạn trong việc tìm hiểu về bệnh và các cách để giảm nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa. Chúc các bạn thành công!