Bệnh viêm âm đạo là một bệnh rất thường gặp ở phái nữ. Nhiều thống kê cho biết có tới 1/3 chị em phụ nữ bị viêm âm đạo một lần trong đời. Đặc biệt là chị em trong giai đoạn sinh sản. Vậy thì nguyên nhân của bệnh này là do đâu? những phiền toái và nguy hiểm có thể gây ra và cách xử lý, điều trị như thế nào. Các bạn có thể theo dõi chi tiết bài viết dưới đây:
Viêm âm đạo là gì?
Là bệnh viêm nhiễm một trong những cơ quan sinh dục của nữ, cụ thể hơn là âm đạo. Viêm âm đạo có thể do một hay nhiều nguyên nhân khác nhau tạo ra và gây ảnh hưởng không nhỏ tới thể trạng hiện tại mà còn cả sức khỏe sinh sản sau này của người mắc nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Viêm âm đạo cấp là khi có một tác nhân nào đó gây dịch tiết ra nhiều, khí hư cũng ra nhiều bất thường từ đó tạo cảm giác ngứa rát (tùy nguyên nhân mà có mức độ khác nhau), ngoài ra còn có thể gây sốt, tiểu buốt, tiểu rắt cho người bị viêm nhiễm.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm âm đạo
Nguyên nhân trực tiếp
- Do mất cân bằng của vi khuẩn trong môi trường âm đạo hoặc bị nhiễm trùng, nhiễm nấm…
- Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới.
Yếu tố làm tăng nguy cơ hay khiến cho tác nhân gây viêm âm đạo phát triển:
- Nguồn nước dùng để vệ sinh bị ô nhiễm hay không sạch sẽ.
- Vệ sinh âm đạo không đúng cách như thụt rửa sâu trong, sử dụng các sản phẩm vệ sinh không phù hợp hay có tính sát khuẩn, khử mùi cao.
- Mắc quần áo chật và ẩm.
- Do lây nhiễm khi quan hệ tình dục.
- Bị mắc bệnh đái tháo đường.
- Sử dụng các thuốc như kháng sinh, corticoid hay chất tiêu diệt tinh trùng trong tránh thai…
- Can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật như cắt bỏ một phần hay toàn bộ buồng trứng. đặt dụng cụ tránh thai…
- Tuổi tác: phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
Triệu chứng
Một số triệu chứng thường gặp ở người bị viêm nhiễm âm đạo, đó là:
- Khí hư: dạng bình thường có màu trắng và hơi dính như lòng trắng trứng, không màu, không mùi nhưng khi có tác nhân gây viêm thì sẽ làm thay đổi màu sắc (trắng đục, xanh, xám, đỏ…), mùi (hôi, tanh…) và lượng dịch tiết nhiều hơn từ âm đạo.
- Có cảm giác đau, ngứa rát âm đạo, nhất là khi có quan hệ tình dục xảy ra.
- Tiểu buốt, tiểu dắt, đau khi đi tiểu…
- Có thể có chảy máu âm đạo bất thường.
Để tìm hiểu rõ hơn các biểu hiện của viêm âm đạo, ta sẽ cùng đi tìm hiểu từ các tác nhân gây ra bệnh nhé!
-
Viêm âm đạo do vi khuẩn
- Vi khuẩn Lactobacillus (vi khuẩn Gram (+)), loại vi khuẩn giúp ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn có hại khác trong môi trường âm đạo. Tuy nhiên, khi môi trường này thay đổi sẽ làm các vi khuẩn khác phát triển gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Khí hư ra nhiều hơn, có màu trắng xám và có mùi tanh.
-
Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis
- Gây bệnh khi Gardnerella vaginalis bao phủ tới 20% số tế bào biểu mô âm đạo.
- Khí hư ra nhiều, có màu trắng đục hay xám.
- Vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu, nhất là trong những ngày có kinh nguyệt, khi giao hợp.
- Không lây qua đường tình dục.
-
Viêm âm đạo do nấm Candida albicans
- Khí hư có dạng lỏng hay đặc tùy cá thể. Khí hư có màu trắng đục, lợn cợn thành từng mảng (giống sữa chua).
- Đau rát và ngứa ngáy không chỉ âm đạo mà còn cả xung quanh âm hộ. Đau tăng lên khi quan hệ tình dục hay đi tiểu tiện.
- Bệnh này hay gặp ở phụ nữ có thai hoặc những người mắc bệnh tiểu đường hay sử dụng kháng sinh dài ngày.
- Ít lây qua đường tình dục trừ trường hợp bị mắc tái đi tái lại nhiều lần thì việc điều trị chho cả bạn tình là điều nên làm, điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn điều trị triệt để.
-
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
- Khí hư loãng, có các bọt khí nhỏ li ti. Khí hư có màu vàng xanh và có mùi hôi khó chịu.
- Vùng âm đạo ngứa ngáy và đau rát, nhất là khi giao hợp.
- Đau và nóng rát mỗi khi đi tiểu tiện.
- Bệnh do Trichomonas vaginalis gây ra có thể lây truyền qua đường tình dục.
-
Viêm âm đạo do lậu
- Khí hư lẫn máu, có xuyết huyết âm đạo.
- Đi tiểu tiện sẽ thấy đau rất và đi tiểu khó.
- Bệnh có thể lây qua con đường quan hệ tình dục không an toàn.
Tác hại mà viêm âm đạo có thể gây ra
- Khí hư có mùi tạo cảm giác khó chịu, bức rứt cho người vị viêm khiến chị em phụ nữ mất tự tin, buồn bực hay cả cáu kỉnh hơn trong khi làm việc hay sinh hoạt hàng ngày.
- Ảnh hưởng đến đời sống chăn gối vợ chồng như ngại, sơ quan hệ do bị đau.
- Có thể gây viêm nhiễm các cơ quan khác như viêm tử cung, viêm niệu đạo…nếu không điều trị đúng cách và triệt để có thể dẫn đến vô sinh ở người mắc phải hoặc ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình mang thai.
Cách điều trị
Ta có thể dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên để chính xác hơn thì ta cũng cần làm một số xét nghiệm máu, nước tiểu, soi, cấy tế bào, siêu âm ổ bụng phần phụ để có thể đưa ra nguyên nhân và phác đồ điều trị bệnh triệt để và chính xác nhất.
Một số thuốc tây y dùng trong điều trị bệnh
- Điều trị vi khuẩn thì ta dùng kết hợp kháng sinh đường uống và đặt thuốc chữa viêm âm đạo có thể dựa vào kháng sinh đồ để đưa ra loại phù hợp nhất.
- Điều trị nấm ta có dựa Clotriamazole, Econazole, Fluconazol dùng đường uống. Có dufgn viên đặt. Dùng dung dịch vệ sinh như betadin phụ khoa, Gentian 0.5%, canesten cream…để bôi.
- Nếu cả bạn tình cũng có biểu hiện đó thì ta cũng cho dùng thuốc uống trong 03 ngày và sửa dụng dung dịch vệ sinh.
- Lưu ý: nên kiêng giao hợp trong thời gian nữ giới đang bị viêm nhiễm này. Thay đổi đồ lót, giặt sạch đồ lót ( có thể tráng qua một lượt nước nóng sau giặt) sau đó phơi trực tiếp dưới ánh nắng trực tiếp.
Điều trị bằng công nghệ oxygen:
Là kỹ thuật sử dụng ozone để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trong âm đạo (hiệu quả từ 95 – 98%) mà không làm mất cân bằng môi trường hay gây tác dụng phụ gì cho cơ thể phụ nữ khi điều trị bằng phương pháp này.
Một số phương pháp phòng và điều trị sử dụng tại nhà
-
Lá trầu không
- Cách 1: rửa sạch từ 15- 20 lá trầu không, sau đó nghiền nát chắt nước cốt. Tiếp đó, pha tỉ lệ phù hợp nước cốt này với nước ấm và vệ sinh vùng kín.
- Cách 2: Cho khoảng 10 lá vào nồi cùng 500 ml nước và một nhúm muối hạt, sau đó đun sôi lên rồi tắt bếp chờ nước còn âm ấm thì dùng rửa.
- Lưu ý: chỉ nên áp dụng từ 2 – 3 lần/ tuần. Không nên ngâm hẳn vùng kín vào chậu nước lá chậu không.
-
Từ lá trà xanh
- Tương tự như lá trầu không thì một tuần ta cũng dùng từ 2 -3 lần/tuần.
- Rửa sạch khoảng 50 gram lá trà xanh rồi cho vào khoảng 400ml nước đun sôi, sau đó tắt bếp để nước còn âm ấm thì dùng rửa.
-
Dùng lá hung quế.
- Một nắm hung quế rửa sạch, sau đó nghiền nát rồi đun với khoảng 500 ml nước, sau khi đun sôi thì để nước dần ấm thì dùng làm dung dịch vệ sinh rửa.
-
Từ lá ngải cứu
- Cách 1: Lấy khoảng 20gram ngải cứu khô cho vào nồi cùng 300ml nước và đun sôi sau đó để nguội và dùng.
- Cách 2: rửa sạch một nắm ngải cứu tươi đun sôi cùng khoảng 700ml nước, sau đó để nguội bớt rồi xông vùng kín tầm 5 – 7 phút rồi có thể dùng nước đó khi âm ấm để vệ sinh cho bộ phận sinh dục ngoài.
-
Từ muối
- Pha một nhúm muối hạt cùng với 500ml nước ấm để vệ sinh cho cô bé 2 – 3 lần/tuần.
-
Tỏi
- Với tính sát khuẩn , diệt khuẩn và nâng cao sức đề kháng. Ta có thể ăn từ 2- 5 tép tỏi trên ngày để giúp cơ thể khỏa mạnh cũng như phòng các bệnh như viêm nhiễm âm đạo.
- Tránh sử dụng tỏi đắp trực tiếp vào vùng ngứa rát vì có tính nóng nên dễ gây bỏng rát , đỏ vùng đó lên hơn.
Biện pháp phòng tránh viêm nhiễm âm đạo
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, tránh thụt rửa âm đạo và chú ý đến nguồn nước mà bạn sử dụng, nhất là ngâm mình lâu trong nước. những ngày có kinh nguyệt nên thay băng hay đổ huyết trong cốc nguyệt san ra ngày, tốt nhất là là 4h/lần thay.
- Nên tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn mạnh. Trong quá trình viêm nhiễm không nên sử dụng các dung dịch vệ sinh tạo bọt. Nên sử dụng các loại có độ pH tương đương pH trong môi trường âm đạo.
- Khi đi vệ sinh nên lau theo một chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn lây lan từ hậu môn đến âm đạo.
- Đi khám sức khỏe định kỳ liên quan đển toàn thân, nam khoa, phụ khoa và cức năng sinh sản. Khi có một trong những biểu hiện của viêm nhiễm âm đạo thì nên đến cơ sở y tế để khám và được điều trị. Không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
- Duy trì lối sống lành mạnh:
- Tránh quan hệ tình dục không an toàn và thô bạo trong quá trình giao hợp.
- Tránh những căng thẳng, áp lực ảnh hưởng tới tâm lý, cảm xúc.
- Nên duy trì thời gian sinh học của cơ thể: đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya…
- Mặc đồ khô, thoáng mát và dễ chịu, thấm mồ hôi, tránh sử dụng các đồ chật, bí cho cô bé.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sử dụng các thực phẩm tốt như sữa chua, tỏi, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, thực phẩm giàu vitamin A, C, sắt, magie…
Một số câu hỏi thường gặp
Khi bị viêm nhiễm âm đạo có quan hệ được không?
Viêm âm đạo gây tình trạng đau rát cho người mắc phải, nhất là khi giao hợp. Bên cạnh đó, nếu viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis hay lậu hay bị tái đi tái lại nhiều lần viêm âm đạo các tác nhân khác thì việc lây truyền qua đường tình dục ;à không thể tránh khỏi. VÌ vậy, trong thời gian bị viêm nhiễm và điều trị thì việc kiêng giao hợp là điều nên làm nhằm tránh lây nhiễm chéo và gây đau cho chị em bị mắc phải.
Tình trạng này có hay gặp ở trẻ em?
Các bộ phận sinh dục chưa phát triển hoàn toàn được như người lớn hơn nữa các yếu tố như độ pH, sức đề kháng của cơ thẻ bé còn yếu kết hợp với vệ sinh không sạch sẽ cũng rất dễ khiến bé bị viêm nhiễm âm hộ, âm đạo.
Vì vậy, ta cần chú ý và phát hiện một số điểm như trẻ ngứa vùng kín, tiết dịch màu xanh lá hoặc nâu, đái buốt, đái dắt, ngủ không ngon giấc… để kịp thời đưa trẻ đi khám và điều trị sớm.
Phụ nữ đang mang thai bị viêm âm đạo có bị ảnh hưởng gì không? Có điều trị được ngay không?
- Khi mang thai mà bị viêm âm đạo thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của phụ nữ mang bầu cũng như thai nhi vì có thể gây tình trạng sinh non, sảy thai…hay lây bệnh cho cả thai nhi nếu đẻ thường (như đang viêm âm đạo do lậu mà đẻ thường thì nguy cơ lây nhiễm có thể cao).
- Nếu phát hiện bị viêm âm đạo:
- Thông thường thì sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc bôi tại chỗ hay viên đặt phụ khoa (nhóm imidazol là lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ mang thai) để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tùy theo từng thời lỳ của thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp không gây hại cho thai nhi (như viêm đặt âm đạo Miconazol dùng được ngay cả ở giai đoạn 3 tháng đầu đời của thai kỳ, với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của quá trình mang thai thì ta có thể dùng viên đặt Clotrimazole).
- Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng có nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt trong thời kỳ mang thai – giai đoạn khá nhạy cảm với các kích ứng bên ngoài nên khi có các dấu hiệu của viêm nhiễm bạn nên cần đến thăm khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm trong điều trị lĩnh vực này để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Một số cơ sở uy tín trong điều trị
- Bệnh viện phụ sản trung ương. Địa chỉ: Số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
1.Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Địa chỉ: Địa chỉ: Số 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội
2. Khoa phụ sản của bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
3. Khoa phụ sản của Bệnh viện đại học Y Hà Nội. Địa chỉ: Số 1 đường Tôn Thất Tùng, Đống Đa- Hà Nội.
4. Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc.
5. Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.
6. Bệnh viện Từ Dũ.
- Địa chỉ 1: 284 Cống Quỳnh – Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
- Địa chỉ 2: 227 Cống Quỳnh – Nguyễn Cư Trinh, Quận 1.
- Địa chỉ 3: 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
- Bệnh viện phụ sản Mekong. Địa chỉ: Số 243 – 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, phường 1, Quận Tân Bình.
- Bệnh viện phụ sản Sài Gòn. Địa chỉ: Số 63 Bùi Thị Xuân – Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
Với những thông tin trên đây về viêm âm đạo, mình mong là có thể giúp ích nhiều cho các bạn muốn tìm hiểu và đang tìm cách để điều trị bệnh này, đồng thời đảm bảo được sức khỏe cho bạn – những người đang tiến vào cuộc hôn nhân và sức khỏe cho mẹ và bé – với những bạn đang mang thai. Chúc các bạn luôn vui vẻ và khỏe mạnh. Mọi thứ đều có cách giải quyết, không chỉ viêm âm đạo, khi có biểu hiện liên quan đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục hãy đi khám để được phát hiện và điều trị kịp thời bạn nhé!Thân.