Tiểu buốt là triệu chứng khó chịu, đau đớn hoặc nóng rát khi đi tiểu, là một trong những dấu hiệu biểu thị hệ tiết niệu – sinh dục của cơ thể đang gặp vấn đề cùng với sự thay đổi màu sắc hay khu vực vùng kín bị sưng nề, ửng đỏ… nhất là sau khi quan hệ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống thường ngày mà ta có thể bắt gặp ở nam hoặc nữ giới. Vậy nguyên nhân nào gây ra đái buốt? Làm sao để điều trị và phòng ngừa nó. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!
Nguyên nhân gây tiểu buốt
Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Có thể do nhiễm khuẩn chéo khi quan hệ tình dục hay do mặc đồ chật bó, mồ hôi không thoát ra được tạo môi trường ẩm ướt cho các tác nhân (như tạp khuẩn, vi khuẩn, nấm…) phát triển và gây bệnh. Hơn nữa, chúng còn có thể tạo viêm nhiễm ở các cơ quan khác thuộc hệ tiết niệu – sinh dục hay vùng chậu, không điều trị kịp thời mà kéo dài có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới.
- Các loại nhiễm khuẩn mà ta thường gặp: viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu… Ngoài ra nam giới còn bị đái buốt khi bị viêm niệu đạo hoặc viêm tiền liệt tuyến; Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… cũng gây nên tình trạng này ở nữ giới.
Do sỏi đường tiết niệu
- Sỏi đường tiết niệu cụ như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang không những gây đái buốt cho người mắc phải mà còn tạo ra những cơn đau quặn, nước tiểu có thể lẫn máu tươi hoặc bị bí tiểu do viên sỏi di chuyển hay nằm chặn đường dẫn nước tiểu, lâu dần có thể làm viêm nhiễm tại đường tiết niệu.
Do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Các bệnh lây qua đường tình dục mà ta hay gặp như bệnh lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục… Trong đó, bệnh lậu có biểu hiện đầu tiên khi đi tiểu sẽ thấy buốt (ta thấy được rõ nhất ở nam giới và kèm theo đầu dương vật có dịch mủ).
Do vệ sinh:
- Vệ sinh không sạch sẽ bộ phận sinh dục (dương vật, cụ thể là bao quy đầu ở nam và vùng kín của phụ nữ), nhất là sau khi đi vệ sinh và sau khi quan hệ.
- Lạm dụng các hóa mỹ phẩm, vô tình làm kích ứng vùng xung quanh làm tăng nguy cơ gây tiểu buốt.
- Chú ý: những ngày ra máu âm đạo của phụ nữ việc dùng băng vệ sinh không thay thường xuyên hay dùng băng tạo kích ứng với da người dùng cũng là nguyên nhân gây đái buốt.
- Do lối sống thiếu lành mạnh:
- Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, caffe… các loại thực phẩm có tính acid cao.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Sử dụng các loại thuốc như kháng sinh…trong thời gian dài làm gia tăng các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Những nguyên nhân trên gây ra không chỉ đơn thuần là tình trạng đái buốt mà nó còn cản trở cuộc sống đời thường cũng như sinh hoạt tình dục ở người có bệnh, nguy hiểm hơn là có thể làm giảm tỉ lệ mang thai hoặc gây vô sinh.
Tỉ lệ nữ giới mắc phải lại cao hơn nam giới và giữa nam giới với nhau thì tỉ lệ này lại tăng cao ở độ tuổi người già. Để điều trị đái buốt điều đầu tiên là ta cần xác định được nguyên nhân gây ra bệnh lý và dựa vào đó để có hướng giải quyết phù hợp. Ngoài ra hiệu quả của việc điều trị còn dựa vào sự phối hợp cũng như khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể để tình trạng này nhanh chấm dứt.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh nấm âm đạo và những vấn đề nên biết
Cách phòng ngừa tình trạng tiểu buốt sau quan hệ
- Vệ sinh bộ phận sinh dục:
- Vệ sinh sạch cậu nhỏ ở nam giới, đặc biệt là vùng bao quy đầu.
- Vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận vùng kín ở nữ, nhất là vào những ngày ra máu âm đạo, tránh thụt rửa quá sâu vào trong âm đạo và tránh sử dụng các nước rửa vệ sinh quá nhiều, không phù hợp.
- Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo để vệ sinh. Vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh (rửa theo một chiều từ trên xuống) và sau khi giao hợp.
- Tránh quan hệ tình dục thô bạo, quan hệ an toàn (một vợ – một chồng). Đang mắc viêm nhiễm thì không nên quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây chéo.
- Nên mặc đồ thoáng, mát và thấm hút mồ hôi. Tránh mặc đồ bó chặt hay ẩm ướt.
- Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vào chế độ ăn nhiều thực phẩm, rau xanh (rau má, rau mùng tơi…) và vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng
- Nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ từ 6 – 12 tháng/lần. Và đến ngay các cơ sở y tế uy tín đẻ thăm khám và điều trị khi có những biệu hiện như đái buốt, màu nước tiểu vàng đục, đau rát…
Một số bài thuốc từ dân gian dành cho bạn
- Ta dùng một lượng như nhau mỗi thứ: bông mã đề, râu ngô, rễ cỏ tranh đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô rồi đun lấy nước uống hàng ngày. Ta cũng có thể đun bông mã đề hay râu ngô tươi để dùng thay nước lọc.
- Đậu đen đem sao vàng, dùng dần. Mỗi lần đem ba nắm đun với một lít nước dùng trong ngày.
- Kim tiền thảo 60 gram; mã đề, kim ngân hoa, bòng bong mỗi vị 15 gram bỏ cùng vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước dùng trong ngày