Nấm Âm Đạo là bệnh gì? Nguy hiểm không, nguyên nhân và cách chữa?

Viêm nhiễm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa gây phiền toái cho nữ giới trong cuộc sống tình dục cũng như đời sống thường nhật. Viêm nhiễm âm đạo có rất nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, kí sinh trùng hay nấm… Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một nguyên nhân tạo sự khó chịu đó cho các chị em đó là nấm âm đạo?

Bệnh nấm âm đạo ở nữ giới

Bệnh nấm âm đạo ở nữ giới

Nấm âm đạo là gì?

Là một loại nấm men có tên là Candida albicans – loại nấm phát triển trong môi trường ẩm ướt như trong đường tiêu hóa hay âm đạo của nữ giới. Nhờ những tác nhân bên ngoài hay sự thay đổi tính chất của môi trường âm đạo mà nấm Candida xâm nhập vào âm đạo, phát triển và gây viêm nhiễm tại đây.

Đối tượng hay gặp mắc viêm nhiễm âm đạo do nấm Cadida

Tất cả nữ giới đều có thể mắc, nhất là phụ nữ đã giao hợp với bạn tình hoặc sau sinh có tỉ lệ mắc viêm nhiễm phụ khoa cao hơn, trong đó có nhiễm nấm âm đạo.

Bạn tình cũng có nguy cơ mắc phải do quan hệ trong thời gian nửa kia bị viêm nhiễm do nấm.

Nguyên nhân dẫn đến mắc nấm âm đạo

  • Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể (như sau sinh, trong thời kì kinh nguyệt, tiền mãn kinh…)
  • Tính chất môi trường âm đạo thay đổi cùng với khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm do sử dụng nhiều kháng sinh, corticoid hoặc mắc các bệnh mạn tính và đang điều trị như đái tháo đường, thuốc trầm cảm hoặc dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài…
  • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh không thích hợp gây kích ứng hay làm mất cân bằng pH tại đây tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển và gây bệnh.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc khi vệ sinh lại thụt rửa sâu vào âm đạo hoặc mặc đồ chật, bí hay ẩm ướt tạo môi trường cho nấm phát triển mạnh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ bạo lực khiến cho vùng kín bị xây xát tăng cảm giác đau cũng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có nấm âm đạo.
  • Lối sống không lành mạnh (thưc khuya, gặp nhiều stress, căng thẳng…), chế độ dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể hay bổ sung các dưỡng chất giúp cơ quan sinh dục phát triển hơn.
Nấm Candida - nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo

Nấm Candida – nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo

Biểu hiện của nấm âm đạo

  • Khí hư ra nhiều, có màu trắng đục như sữa chua hoặc loãng, dính, màu vàng xanh và có mùi hôi gây khó chịu.
  • Có cảm giác ngứa rát, ửng đỏ tại âm hộ, âm đạo hay ngứa sang xung quanh cô bé, nhất là về đêm.
  • Đau rát vùng kín, tình trạng đau rát tăng lên khi giao hợp hoặc đi tiểu tiện và có thể chảy máu âm đạo bất thường.
  • Ra nhiều huyết trắng đục, lợn cợn ở âm đạo.

Nấm âm đạo khiến cho nữ giới không chỉ gây cảm giác khó chịu hay mất tự tin của ta trước bạn tình mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong hệ tiết niệu – sinh dục như gây viêm tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm đường tiết niệu…và nếu không điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể gây vô sinh hoặc sảy thai, đẻ non ở phụ nữ có thai. Vậy các biện pháp phòng tránh cũng như phương pháp điều trị nấm âm đạo ra sao ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Phương pháp điều trị

  • Ta có thể nhiễm riêng nấm âm đạo nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp mắc kết hợp nấm men với vi khuẩn hay kí sinh trùng…Vì thế, ta nên đi khám phụ khoa, làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, soi cổ tủ cung, dịch tiết âm đạo, siêu âm phần phụ…để tìm ra nguyên nhân cụ thể để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
  • Các loại thuốc ở dạng uống, bôi, đặt phụ khoa như: canesten ( thuốc đặt và dạng kem bôi), sadetabs ( thuốc đặt phụ khoa), polygynax ( thuốc đặt phụ khoa…với các thành phần kháng nấm như Clotrimazloe, Fluconazol, Econazole…
  • Kết hợp với việc rửa phụ khoa như dùng betadine sát khuẩn, nabifar…hoặc các loại nước rửa từ các dược liệu quanh nhà như lá trầu không, trà xanh, muối biển, bạc hà…
  • Hiện nay ngoài việc sử dụng thuốc thì bạn có thể phối hợp điều trị cùng việc chiếu tia laze giúp triệt tiêu gần như hoàn toàn các tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo ( 99.7%) trong đó có nấm candida.

Một số câu hỏi thường gặp

Nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai

Nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ đang mang thai bị nấm âm đạo thì có điều trị được không?

  • Nấm âm đạo có thể làm sảy thai hoặc chuyển dạ sớm, có thể lây truyền cho trẻ ( có thể gây nhiễm nấm candida ở miệng, mắt cho trẻ).
  • Khi mang thai thì hạn chế trong việc sử dụng thuốc và với thuốc điều trị phụ khoa cũng vậy, ta có thể sử dụng các dạng bôi, rửa tại chỗ hoặc đặt thuốc phụ khoa, tuy nhiên không phải đặt tùy tiện được nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc lựa chọn sản phẩm.
  • Một số sản phẩm có thể dùng cho phụ nữ có thai như polygynax…

Xem thêm: Cách đặt thuốc âm đạo cho chị em phụ nữ

Trẻ em bị nhiễm nấm âm đạo thì giải quyết ra sao?

Ở trẻ chưa xảy ra quan hệ tình dục thì nguy cơ lây nhiễm rất ít nhưng không phải không có. Trong trường hợp này ta nên sử dụng dung dịch rửa cho bé và thực hiện các biện pháp vật lý hay dự phòng như lời khuyên phía dưới đây.

Lời khuyên

  1. Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian có dấu hiệu viêm nhiễm hay đang điều trị. Nếu có giao hợp trong thời gian này thì nên đi khám và điều trị cho cả bản thân và người tình.
  2. Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị nấm âm đạo vì có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Nên tham khảo và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để có phác đồ điều trị triệt để. Đặc biệt, sau khi điều trị xong thì cần nên đi thăm khám lại để chắc chắn đã điều trị khỏi bệnh.
  3. Vệ sinh vùng kín đúng cách:
Vệ sinh vùng kín

Vệ sinh vùng kín

  • Khi đi vệ sinh xong cần lau trước ra sau theo một chiều ( tránh mang vi khuẩn, nấm… từ hậu môn ngược lên bộ phận sinh dục).
  • Không thụt rửa âm đạo quá sâu khi vệ sinh.
  • Vệ sinh bằng nguồn nước sạch, vệ sinh hàng ngày, nhất là trong những ngày có kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh, cốc nguyệt san 4h/ lần.
  • Không ngâm mình lâu trong nhà tắm hay ao hồ. Nên sử dụng loại dung dịch vệ sinh phù hợp với môi trường pH âm đạo để tránh làm thay đổi môi trường để phát triển viêm nhiễm phụ khoa.
  • Quần áo cần sach sẽ và thoáng, tránh mặc đồ chật nóng hoặc ẩm ướt. Giặt đồ câng chú ý sử dụng chất giặt cho da nhạy cảm, có thể tráng nước sôi đồ lót và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Tránh sử dụng kháng sinh dài ngày hoặc duy trì bệnh trạng như đái tháo đường ở khả năng kiểm soát.
Sữa chua hoa quả - một nguồn dinh dưỡng tốt cho nữ giới

Sữa chua hoa quả – một nguồn dinh dưỡng tốt cho nữ giới

4. Nên xây dựng một lối sống lành mạnh (như ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế hoặc không sử dụng nhiều chất kích thích hoặc quan hệ tình dục không an toàn…), tránh các stress hay căng thẳng lớn cho cơ thể, luyện tập thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, thực hiện chế độ ăn hợp lý, bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Cách quan hệ lâu 30 phút