Khi nhắc tới lá trầu không thì bạn không thể không nhắc tới miếng trầu têm cánh phượng với những quả cau nhỏ nhắn là đầu câu chuyện mang đậm bản sắc dân tộc được lưu truyền từ xưa đến ngày nay. Ngoài ra, những công dụng của lá trầu không cũng được cha ông ta gìn giữ và lưu truyền ứng dụng đến ngày nay, trong đó có việc sử dụng lá trầu trong phòng bệnh và chữa trị các bệnh phụ khoa gặp phải ở nữ giới. Vậy cụ thể như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nha!
Khái niệm và công dụng của lá trầu không
Là lá của cây trầu không ( một cây thuốc và gia vị) có hình trái tim với mặt bóng. Lá trầu có mùi thơm hắc (từ tinh dầu) và vị cay nồng, tính ấm có tác dụng tiêu viêm, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như nấm men.
Việc dùng lá trầu không trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, âm hộ… được xem là phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn, giúp là giảm ngứa rát, mùi hôi tanh khó chịu tại vùng kín và làm thông thoáng tại đây.
Cách dùng lá trầu không trong chữa viêm nhiễm phụ khoa
-
Dùng nước lá trầu không
- Công dụng: cải thiện tình trạng ngứa ngáy, ra khí hư bất thường…
- Cách làm: Cho vào nồi 2000ml nước cùng với 10 -15 lá trầu không rửa sạch trước đó, đem đun sôi. Sau đó, để nước nguội bớt thì ta lấy khăn mềm sạch thấm với nước lau rửa vùng kín nhẹ nhàng.
- Chú ý: Nên làm 2 -3 lần/ tuần. Tránh rửa thường xuyên vì nước lá trầu không còn có thể gây khô da.
-
Dùng lá trầu không kết hợp với lá trà xanh
- Công dụng: lá trầu không kết hợp với lá trà xanh làm tăng hiệu quả trong phòng chống và điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở chị em phụ nữ.
- Cách làm: Lá trầu không khoảng 12 lá rửa sạch. Sau đó, cho lá trầu vào nồi rồi vò nát. Lá trà xanh cũng làm tương tự rồi cho hai loại lá vào đun với 2000ml nước đến khi sôi thì tắt bếp. Để nước nguội dần, còn ấm ấm thì dùng để vệ sinh cho cô bé của bạn.
-
Kết hợp lá trầu không và muối biển
- Công dụng: cải thiện tình trạng viêm nhiễm tại vùng kín, đồng thời làm thoáng mát và khô ráo cho cô bé, ngăn chặn những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm…
- Cách làm: rửa sạch khoảng 10 -15 lá trầu không, để ráo. Vò lá trầu sau đó cho vào nồi nước (khoảng 2000ml) đun sôi lên và cho một nhúm muối. Để bớt nóng một chút thì đổ ra chậu nhỏ đem xông vào vùng kín từ 7 – 10 phút. Sau đó, để nước nguội thì dùng nước rửa tại chỗ.
- Chú ý: Khi xông cần có khoảng cách vừa phải để tránh gây bỏng nhiệt cho người dùng.
Nên biết: Khám phụ khoa ở đâu tốt?
Lưu ý khi sử dụng lá trầu không trong điều trị viêm phụ khoa
- Nên rửa bằng lá trầu không từ 2 – 3 lần/ tuần, tránh rửa quá nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường âm đạo.
- Lá trầu không là loại cây dễ tìm thấy và mua với giá hợp lý. Tuy nhiên, bạn nên lực chọn lá trầu không bị sâu bệnh, không có đường đi của ốc sên…và cần rửa sạch trước khi đem sử dụng.
- Khi vệ sinh vùng kín bằng nước chiết từ lá trầu không thì không được thụt rửa sâu vào trong âm đạo vì có thể làm mất cân bằng môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men… phát triển và gây bệnh.
- Không ngâm vùng kín quá lâu trong nước lá trầu không hoặc dùng nước đun quá đặc.
- Sử dụng lá trầu không được sử dụng để phòng tránh hay mắc viêm nhiễm nhẹ – vừa. Nếu thấy xuất hiện nhiều triệu chứng như khí hư ra nhiều, màu xanh, đỏ, trắng đục… có mùi khó chịu thì nên đến các cơ sở chuyên khoa về vấn đề phụ khoa để khám và được tư vấn để có hướng xử trí tốt nhất và an toàn cho phụ nữ chúng ta.
Một số công dụng khác của lá trầu không
Trị hơi thở hôi
- Trong lá trầu không có chất sát khuẩn, khử trùng, đồng thời khi ta nhai lá trầu làm tăng tiết nước bọt giúp ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, cân bằng lại độ pH tại đây làm giảm tình trạng hôi miệng và khiến răng lợi thêm chắc khỏe.
Thông tắc tia sữa
- Hơ nóng lá trầu không đắp lên bầu vú sẽ giúp thông tia sữa và giảm đau cho phụ nữ sau sinh
Trị viêm họng
- Lấy khoảng từ 3 – 5 lá trầu không rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt, sau đó cho thêm khoảng ¼ thìa cà phê mật ong vào rồi ngâm hoặc nuốt từ từ khoảng 4 lần/ngày liên tục trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả của nó.
Trị mụn nhọt
- 3 lá trầu không, 2 bông hoa dâm bụt và 3 lá thồm lồm rửa sạch rồi mang giã nát tất cả. Sau đó mang hỗn hợp đắp vào mụn nhọt đang sưng tấy sẽ làm giảm sự viêm của mụn và giảm đau cho người dùng.
Lời khuyên
- Viêm nhiễm phụ khoa gây nên nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ, vì vậy các biện pháp nhanh khỏi và tiện lợi luôn là điều ta cần, tuy nhiên bạn không nên sử dụng các loại thuốc, dược liệu điều trị khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh và tự ý mua thuốc. Nên đi thăm khám và nghe tư vấn về tình trạng của các bạn.
- Nên đi thăm khám và nghe tư vấn tình trạng sức khỏe tổng quát, sức khỏe sinh sản theo đinh kỳ (ít nhất là 6 tháng/lần).
- Không mặc đồ bó chật hay đồ ẩm ướt quá lâu, thực hiện lối sống lành mạnh ( không thức quá khuya, giảm stress cho bẩn thân, ăn uống hợp lý , rèn luyện thể lực) để làm giảm khả năng viêm nhiễm phụ khoa nói riêng và mọi người nói chung.
- Nếu có quan hệ tình dục thì tránh bạo lực quá mức hay kéo dài nhiều có thể gây xây xát niêm mạc tử cung, vùng bên ngoài xung quanh cô bé.